Thường xuyên khát nước cảnh báo bệnh gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên tục có cảm giác khát nước, lại giảm 2 kg trong một tuần, người đàn ông 66 tuổi nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám.

Tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ), nam bệnh nhân 66 tuổi cho biết gần đây ông thường xuyên khát nước. Trước đó ông nặng 66 kg, có khối cơ săn chắc, nhưng chỉ trong hơn một tuần đã giảm 2 kg, cảm giác háo nước nên phải uống liên tục.

Bệnh nhân được thăm khám và phát hiện bị đái tháo đường. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bệnh nhân được thăm khám và phát hiện bị đái tháo đường. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Dấu hiệu của tăng đường huyết

Tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm cho biết chỉ số đường máu của bệnh nhân tăng gấp 5 lần so với bình thường, HbA1c lên đến 14.6% (chỉ số bình thường 4.2-6.8%).

Sau khi đưa chỉ số đường máu trở về mục tiêu, bệnh nhân được duy trì phác đồ điều trị đái tháo đường. Đồng thời, bác sĩ tư vấn chế độ dùng thuốc, ăn uống, sinh hoạt sau khi ra viện nhằm kiểm soát đường huyết và hạn chế biến chứng.

Theo bác sĩ Vi Thị Thùy Dung, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), bệnh nhân mắc đái tháo đường dù ăn nhiều, uống nhiều nhưng vẫn sụt cân nhanh do cơ thể thiếu insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả khiến đường trong máu tăng cao. Lượng đường này không được vận chuyển đến tế bào để duy trì hoạt động, nên cơ thể sẽ lấy năng lượng từ mô mỡ đã tích lũy từ trước. Việc thiếu năng lượng khiến người bị tiểu đường luôn cảm thấy đói và thèm ăn, trong khi cân nặng sụt giảm.

Ngoài ra, bệnh nhân có triệu chứng khát do đường trong máu tăng cao, thận tăng cường hoạt động để thải đường ra ngoài kèm lượng nước tiểu. Việc tiểu nhiều lần và mất nhiều nước khiến cơ thể luôn cảm thấy khát và uống nhiều hơn.

Các bác sĩ cho biết ngoài đái tháo đường, nếu cơ thể có cảm giác khát nước thường xuyên và thắc mắc luôn khát nước có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe.

Tăng canxi máu

Là tình trạng nồng độ canxi trong máu cao hơn mức bình thường. Tăng canxi máu gây triệu chứng khát nước nhiều, cảm giác uống bao nhiêu cũng không đủ, kèm theo đó là các biểu hiện như đi tiểu thường xuyên hơn, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, đau xương, yếu cơ, cảm giác lú lẫn, mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn nhịp tim...

Thiếu máu

Thiếu máu là trường hợp cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Tình trạng này có thể mắc phải từ khi sinh ra hoặc trong các giai đoạn sau này do lối sống, bị thương hoặc một căn bệnh khác.

Thiếu máu nhẹ không gây khát quá nhiều. Nếu thiếu máu nặng, cơ thể sẽ thấy rất khát nước kèm các triệu chứng như chóng mặt, kiệt sức, choáng váng, mạch đập nhanh, tái mặt hoặc đổ mồ hôi nhiều.

Ngoài ra, khát quá mức có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm cả lithium, một số loại thuốc chống loạn thần và thuốc lợi tiểu.

Trong bất cứ trường hợp nào, việc cần làm khi khát là bổ sung nước cho cơ thể, kể cả khi chưa có cảm giác khát nước. Nhưng nếu khát quá mức, uống liên tục mà vẫn khát nước, cần gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Theo D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.