Thuốc lá và thực phẩm giàu a xít làm tăng nguy cơ tái phát ung thư vú

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nếu một người đã khỏi bệnh ung thư vú có chế độ ăn uống giàu tính a xít, đã từng hút thuốc với cường độ cao trong quá khứ, thì nguy cơ tái phát và tử vong sẽ còn cao gấp 3 lần.

Thuốc lá từ lâu đã được xem là tác nhân nguy hiểm làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK
Thuốc lá từ lâu đã được xem là tác nhân nguy hiểm làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu của Đại học San Diego (Mỹ) cho thấy những người đã chữa khỏi ung thư bị giảm khả năng xử lý các loại thực phẩm có chứa a xít sunfuric, photphoric hoặc a xít hữu cơ do sự suy yếu chức năng của thận và phổi, hai cơ quan cần thiết để bài tiết a xít.
Các nhà khoa học đã phân tích chế độ ăn uống định kỳ trong 7 năm của gần 3.000 phụ nữ bị ung thư vú từng hút thuốc hoặc chưa bao giờ hút thuốc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa dinh dưỡng, sự lão hóa, thuốc lá đối với những người đã chữa khỏi ung thư, từ đó có các hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp.
PGS-TS Tianying Wu, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Mức độ sản xuất a xít của thực phẩm tỷ lệ thuận với tỷ lệ tử vong. Nếu một người đã khỏi bệnh ung thư vú có chế độ ăn uống giàu tính a xít, đã từng hút thuốc với cường độ cao trong quá khứ, thì nguy cơ tái phát và tử vong sẽ còn cao gấp 3 lần”.
Thuốc lá từ lâu đã được xem là tác nhân nguy hiểm làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Nó giải phóng các gốc tự do, từ đó gây rối loạn hoặc giết chết tế bào. Đặc biệt, những phụ nữ đã từng hút thuốc và tiếp tục ăn thực phẩm có tính a xít có tỷ lệ tái phát ung thư vú cao hơn so với bình thường.
Thịt sống, thịt chế biến sẵn, nước ngọt, soda, thực phẩm có đường... là những thực phẩm có xu hướng tạo ra a xít cần tránh. Chế độ ăn thuần thực vật hay động vật đều có thể tạo ra a xít, nhưng dù vậy thực phẩm từ thực vật, rau củ, trái cây vẫn có nhiều khoáng chất để cân bằng các a xít. Các nhà nghiên cứu cũng ủng hộ những người đã chữa khỏi ung thư giữ chế độ ăn nhiều thực vật hơn thịt.
Ngoài ra, chế độ ăn kiêng chắc chắn không phải lúc nào cũng tốt cho tất cả mà quan trọng hơn là phù hợp với từng cá nhân. TS Wu cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể cho những người đã từng hút thuốc, đối tượng chiếm khoảng 35 - 40% những người đã chữa khỏi ung thư vú.
Để phòng chống ung thư vú, chế độ ăn giàu chất chống ô xy hóa được khuyến khích. Một số loại thực phẩm có thể bổ sung là trà xanh, nước ép lựu, trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt...
Theo Ngọc Minh Khuê (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.