Thức quà ngày trở lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mấy hôm nay trời trở lạnh. Heo may cũng vừa giăng mành ùa về cùng với cơn gió đầu đông đang vun vút vào không trung. Nhiều người yêu mùa đông Phố núi bởi những điều giản dị cùng những nhớ nhung se sắt trong lòng. Nhờ có mùa đông, ta mới nhận ra những yêu thương mà bấy lâu bị khuất lấp trong bộn bề cuộc sống. Nhưng cũng số khác, lý do khiến họ “phải lòng” mùa đông Phố núi, đơn giản vì cái cảm giác được nắm tay nhau đi khắp phố giữa tiết trời lạnh căm, rồi sà xuống hàng quán nào đó mà thưởng thức những thức quà mùa đông và cảm nhận sự ấm áp lan tỏa. 
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Bản tin thời sự liên tục dự báo không khí lạnh sẽ tiếp tục tràn về. Người qua phố vì thế cũng thưa hơn. Tuy nhiên, quanh Quảng trường Đại Đoàn Kết, hàng bắp nướng lại đông vui, thơm lừng! Cái mùi thơm chân quê, thoang thoảng chợt làm xao động tâm hồn. Hình như bắp nướng sinh ra là để cho mùa đông vì nó đã trở thành sở thích, vương vấn trong ký ức của ngày xưa thương khó, của biết bao thế hệ nhập cư, ngụ cư và hiện đang quần cư ở thành phố này. Trên khay than củi liu riu, mùi bắp chín thơm phức theo từng cánh tay quạt, bay xa, quấn quýt từng góc phố, từng ngõ ngách khiến ai đi qua cũng ngẩn ngơ ngoái tìm. Mùi thơm của bắp đậm đà hơn củ mì lùi, hiền hậu hơn khoai nướng, còn vị dẻo ngọt của nó cũng thật khó quên!
Cầm trái bắp mà thong thả đi tiếp đoạn đường sương giá, vừa đi vừa tỉa từng hạt, ta sẽ có cảm giác hơi ấm lan truyền từ tay vào khắp đường gân thớ thịt. Có lẽ bắp nướng cũng cần những bàn tay, những tấm lòng biết thưởng thức nó. Đến tận bây giờ, tôi vẫn mặc định cái mùi bắp nướng thơm lừng ấy chính là thức quà dịu ngọt của mùa đông. Cứ như, giữa giá lạnh ấy, lòng lại nhen lên những ấm áp lạ kỳ, như món quà bí mật của trái tim vậy.
Ở mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến bắp nướng khác nhau: nơi thì rưới ngập mỡ hành bóng bẩy, nướng nước mắm ớt tỏi, nướng cùng bơ, chỗ thì tỉ mỉ tách hạt rồi cho thêm ruốc… Riêng ở Phố núi, phổ biến nhất vẫn là “nướng chay”, nghĩa là không thêm gia vị gì cả. Quà quê mà, món ăn chơi mà, càng giản đơn càng đọng vị. Nhưng cũng không thể nói người dân ở đây không sành vị bắp nướng. Biện luận đơn giản ấy là thói quen, sở thích. Họ mộc mạc, giản dị, thảo thơm ngay từ món ăn đường phố. Sao bắt họ phải đổi cái khẩu vị quen thuộc ấy đi? Mà ẩm thực, cần lắm sự đa dạng, đa dạng như một bức tranh có nhiều hình khối, mảng màu.
Những buổi chiều, tối mùa lạnh lẽo, theo lẽ thường nếu chẳng có việc quan trọng, người ta sẽ mau chóng về nhà rồi ở lì trong nhà cho ấm. Nhưng cũng có nhiều người lại nhất định muốn đi ra ngoài đường, tìm tới những hàng bắp nướng vỉa hè để co ro bên chậu than hồng, thưởng thức những món quà bình dân như một việc cần phải làm ngay, nếu không mùa đông sẽ đi qua mất. Vì vậy, với họ, thú ăn bắp nướng mùa đông cũng giống như cắn miếng cà pháo mùa giáp hạt, giống như húp bát canh chua mùa hè, nhẩn nha thưởng thức chén chè đỗ phơi sương mùa thu. Cứ thế là ngoảnh đi ngoảnh lại những xao xuyến, đa mang vẫn luôn ở đây, đâu đó loanh quanh trong thành phố…
 NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.