Mùa cuộn rơm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa đông cũng là mùa lúa chín vàng trên những cánh đồng khắp nơi nơi. Trong lòng mỗi người con của vùng đất thuần nông chắc hẳn ai cũng nhớ mùi rơm thơm quê nhà.
Tôi luôn mê mẩn với những mùa vàng của người nông dân “một nắng hai sương” trên ruộng đồng ven bờ sông Ba phù sa màu mỡ. Vụ lúa Thu Đông năm nay nắng nhiều nên thuận lợi cho việc gặt hái. Khi những cánh đồng vàng ruộm, những bông lúa uốn cong nặng trĩu phơi mình trong nắng đông dịu dàng cũng là lúc nhà nông hoạt động hết công suất. Trên những thửa ruộng khô, tôi rất ấn tượng với chiếc máy gặt nhỏ xinh, máy chạy đến đâu thì lúa ngả ra hàng loạt đến đó, xếp đặt gọn gàng, hàng nối hàng, luống cách luống một khoảng nhất định trông rất đẹp mắt. Người nông dân chỉ cần chờ cho lúa khô se, đến cuối ngày thì cho vào máy tuốt lúa. Những đống rơm cứ cao dần lên, lúa thì chảy vào đầy bao xếp cạnh nhau chờ người chuyển lên xe mang về nhà. Xong việc chuyển lúa cũng là lúc người ta trải lại phần rơm ngay trên chính ruộng của mình theo hàng lối chờ ngày cuộn rơm.
  Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Thời đại cơ giới hóa, việc lấy rơm cũng không còn tiến hành theo cách thủ công như trước là chất đống, mang về nhà, phơi rơm trên đường làng rồi đánh thành cây rơm. Bây giờ, rơm được cuộn lại bằng máy ngay tại cánh đồng, mang lại nhiều tiện lợi cho người nông dân. Chờ rơm khô, bà con gọi người lái máy đến để cuộn rơm thuê. Tôi rất ấn tượng với hoạt động của chiếc máy này. Chiếc máy nhỏ chạy đi chạy lại giữa các luống rơm cho đến khi cuộn đầy thì tự động nhả ra những bó rơm đều đặn. Những sợi rơm tưởng rối tung lại được cuộn tròn quấn chặt vào nhau. Máy đi đến đâu, luống rơm được cuộn sạch sẽ đến đó. Chỉ một lúc sau thửa ruộng đã xuất hiện hàng mấy chục cuộn rơm nằm lăn lóc như những chú cừu mang sắc lông vàng nhạt óng ánh, dịu dàng trong nắng chiều đông làm cho bức tranh quê thêm phần thi vị.
Krông Pa là nơi có đàn bò nhiều nhất tỉnh nên nguồn thức ăn cho bò được các hộ chăn nuôi rất quan tâm. Và rơm là một trong những nguồn thức ăn có sẵn được tận dụng. Sau khi thu hoạch rơm, người nông dân đem về cất kỹ trong lều để bò ăn dần vào những ngày mưa hoặc khi bận việc không thể chăn thả. Có hộ không dùng đến thì đem rơm về bán. Các xe tải ùn ùn về đậu đầy trên đường nhựa chờ mua rơm. Mỗi cuộn rơm khi được chuyển hoàn tất lên xe có giá hai lăm ngàn đồng. Rơm được xếp đặt gọn ghẽ, theo xe về đến nơi tiêu thụ. Cũng vì lẽ đó, trẻ em nông thôn ngày nay ít được chơi đùa cùng rơm phơi đường làng. Nhìn chiếc xe chất đầy rơm vàng lăn bánh, lòng tôi như nuối tiếc tuổi thơ thời xa ngái với những chiều lăn lộn cùng đống rơm quê. Cái mùi rơm thơm xưa ấy vẫn còn vương vấn mãi trong lòng tôi giữa một chiều đông nắng tắt.
 MAI HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...