Thực phẩm muối chua gây hại thế nào nếu ăn sai cách?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dưa muối không chỉ giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn mà nó đã trở thành một món ăn kèm quen thuộc trong các bữa cơm của người Việt, giải ngán cho những món ăn nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, nếu sử dụng loại thực phẩm này không đúng cách thì bạn sẽ có nguy cơ ngộ độc.
Giá trị dinh dưỡng của dưa cải muối
Ngâm muối là một phương pháp lên men tự nhiên. Và dưa muối được tạo ra bởi quá trình lên men bằng muối. Chính vì được lên men chua nên nó chứa nhiều vi khuẩn có lợi. Khi chúng ta ăn dưa muối thì những lợi khuẩn này cũng đi theo vào đường tiêu hóa và bổ sung thêm probiotic cho đường ruột khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, dưa muối cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Trung bình cứ một bát dưa cải muối chứa 27 calo, 2g carb, 4g chất xơ, 1g protein. Dưa cải không chứa chất béo nhưng chúng giàu chất sắt, vitamin C, K, B6 cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Dưa muối chua được nhiều người yêu thích. Đồ họa: VA
Dưa muối chua được nhiều người yêu thích. Đồ họa: VA
Vitamin C và chất sắt có trong dưa muối giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch tốt hơn cho cơ thể. Chất xơ tạo cảm giác no lâu, hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ của cơ thể trong ngày, giúp bạn duy trì cân nặng tối ưu.
Dưa muối chua có chứa chất chống oxy hóa. Các loại rau củ, trái cây đa phần đều chứa chất chống oxy hóa. Nhưng chất này rất nhạy cảm và dễ bị mất đi trong quá trình chế biến với nhiệt độ cao. Khi được chế biến thành dưa muối thì lại có thể giữ được chất chống oxy hóa trong rau củ, giúp giảm tổn thương ADN, ngăn chặn sự hình thành tăng trưởng tế bào tự do, từ đó giảm thiểu khả năng phát triển khối u trong cơ thể.
Mặc dù dưa muối mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì dưa muối có thể trở thành nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn.
Không ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng
Trong các loại rau xanh nói chung đều chứa muối nitrat. Khi muối dưa, lượng nitrat này bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit. Khi chúng ta ăn vào, lượng axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho chất nitrit tác động đến axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm… tạo thành hợp chất nitrosamine- 1 - chất có khả năng gây ngộ độc hoặc ung thư.
Lượng nitrat trong dưa muối chỉ cao khi dưa muối còn xanh, muối xổi hoặc khi dưa bị quá chua, đổi màu thâm đen, nhớt, biến mùi... Vì vậy, chúng ta chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua vừa, giòn và có mùi thơm.

Ăn dưa muối như nào cho đúng? Đồ họa: VA
Ăn dưa muối như nào cho đúng? Đồ họa: VA
Không ăn quá nhiều một lần hoặc ăn thường xuyên
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50g dưa muối và ăn 2 - 3 lần trong tuần và chỉ nên ăn dặm cùng nhiều món ăn khác trong một bữa ăn. Không nên lấy dưa muối làm món ăn chính.
Người có tiền sử bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, viêm loét dạ dày không nên ăn, vì lượng muối cao trong món ăn này có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Đảm bảo vệ sinh khi sử dụng
Bạn nên dùng muỗng đũa sạch để gắp dưa, đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
Trước khi ăn, bạn nên rửa dưa muối lại nhiều lần với nước sạch, vắt sạch dưa để giảm độ mặn và độ chua của dưa muối. Dưa muối còn thừa sau khi ăn không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong lọ.
VIỆT ANH (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.