Thức ăn đựng trong hộp xốp có thể nhiễm độc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hộp xốp làm từ polystyrene đang được sử dụng phổ biến trong bảo quản thực phẩm, nhưng tiềm ẩn nguy cơ thôi nhiễm hóa chất nếu dùng không đúng cách.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hộp xốp được sản xuất từ polystyrene (PS), với thành phần chủ yếu là không khí chiếm 95%, còn lại 5% là PS, nên có đặc điểm rất nhẹ. Nhờ khả năng cách nhiệt và tiện dụng, loại vật liệu này được dùng rộng rãi trên toàn thế giới để chứa đựng, bảo quản thực phẩm.

Dù được đánh giá là vật liệu an toàn, hộp xốp vẫn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng nếu không đảm bảo chất lượng hoặc sử dụng sai cách. Một số nguyên nhân chính đến từ ô nhiễm chì, cadmium trong nguyên liệu không tinh khiết và sự thôi nhiễm các chất độc hại như styrene, ethylbenzene.

hopdung.jpg
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo chỉ dùng hộp xốp bảo quản đồ ăn nóng dưới 70 độ C (ảnh minh họa).

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng được khuyến cáo chỉ sử dụng hộp xốp nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng quy định về vệ sinh an toàn. Hộp xốp PS chỉ nên dùng với thực phẩm nhiệt độ dưới 70 độ C, không chứa các món đang nóng, nhiều dầu mỡ, nước sôi hay thực phẩm có tính axit như nước chanh, dưa muối, giấm.

Ngoài ra, loại hộp này chỉ nên dùng một lần và trong thời gian ngắn, tuyệt đối không dùng để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, quy định pháp luật yêu cầu không sử dụng nguyên liệu tái chế hay phụ gia không được phép khi sản xuất hộp xốp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Nhà sản xuất cần ghi rõ hướng dẫn sử dụng như giới hạn về nhiệt độ, tính axit, độ kiềm, đồng thời tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn bao bì nhựa dùng cho thực phẩm.

Các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng hộp xốp không đúng quy định sẽ bị xử phạt theo các nghị định 115/2018/NĐ-CP, 124/2021/NĐ-CP và 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và y tế.

Theo Như Loan (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, Bộ Y tế thông báo trên toàn quốc không được kinh doanh, sử dụng những loại thuốc này.

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia: Tiện lợi cho người dân

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia, tiện lợi cho người dân

(GLO)- Hiện nay, người dân Gia Lai có thể khám bệnh với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tuyến trên ngay tại tỉnh. Không chỉ khám bệnh, các chuyên gia còn tiến hành phẫu thuật các ca bệnh khó, phức tạp… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến tỉnh.

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

(GLO)- L.T.S: Tình trạng rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng, gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ phải điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, stress, mất ngủ, rối loạn lo âu, loạn thần do rượu, ma túy…

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

Trong số 573 nhãn hiệu sữa bột giả mới được công bố có đến 305 nhãn hiệu được nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình. Một cán bộ Sở Y tế Hoà Bình cũng phải thốt lên đây là chuyện "khủng khiếp", người dân có quyền nghi ngờ có khuất tất.