Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên thông quan nhanh nhất đối với nông sản tươi xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên thông quan nhanh nhất đối với nông sản tươi xuất khẩu; nhất là vải, sầu riêng và các mặt hàng dễ hư hỏng, nông sản vào chính vụ thu hoạch.

Ngày 31-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 79/CĐ-TTg về việc chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

saurieng.jpg
Sầu riêng là một trong những nông sản tươi xuất khẩu được ưu tiên thông quan nhanh nhất. Ảnh: Mạnh Khương/Nguồn Vnexpress.net

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Công thương, Tài chính, Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động chỉ đạo, triển khai kịp thời, linh hoạt các giải pháp phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các địa phương rà soát, chuẩn bị đầy đủ điều kiện (giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, phân bón,…) cho sản xuất trong những tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể để tổ chức sản xuất, thu hoạch, cung ứng sản phẩm, điều chỉnh mùa vụ phù hợp với tình hình, nhu cầu của thị trường; bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước, đồng thời phục vụ xuất khẩu, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống các loại dịch bệnh động vật, thực vật, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên diện rộng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt.

Đồng thời chỉ đạo các địa phương tăng cường phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tập trung liên kết chặt chẽ các vùng nguyên liệu, đẩy mạnh bảo quản, chế biến, nhất là chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng; đẩy mạnh hoạt động liên kết giữa các hợp tác xã, người sản xuất với các doanh nghiệp đầu mối thu mua xuất khẩu, doanh nghiệp, hệ thống phân phối, bán lẻ để tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông sản khi vào thời điểm thu hoạch rộ.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phối hợp Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tiếp tục thúc đẩy mở cửa kỹ thuật, nhất là xuất khẩu sản phẩm chính ngạch sang Trung Quốc. Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp thực hiện đáp ứng quy định của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc về đảm bảo về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng nông sản.

z6658735500158-d78437a827986211557bec315f9a8a1a.jpg
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nông nghiệp. Ảnh: P.V

Chủ trì, phối hợp với các địa phương chủ động cung cấp thông tin đầy đủ về sản lượng, mùa vụ thu hoạch các loại nông sản tại các địa phương và vùng nguyên liệu để các doanh nghiệp xuất khẩu, chuỗi phân phối, bán lẻ có kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản thường xuyên và đẩy mạnh tiêu thụ khi vào chính vụ.

Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nông nghiệp, đưa vào sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ hỗ trợ bảo quản, chế biến sâu, nhất là đối với trái cây và các mặt hàng có giá trị cao, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển từ xuất khẩu thô sang các sản phẩm tinh chế, đồ hộp, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Ngoại giao chỉ đạo tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp tục mở rộng, đa dạng thị trường xuất khẩu, đồng thời triển khai các chương trình kết nối, tổ chức tuần lễ nông sản, hội chợ hàng Việt để khai thác tiềm năng thị trường trong nước. Chỉ đạo liên kết, phối hợp các chuỗi phân phối trong nước, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đẩy mạnh quảng bá trực tiếp và trực tuyến tiêu thụ trong nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nông sản tại các địa phương, nhất là đối với lúa gạo, rau quả (sầu riêng, vải, nhãn, xoài, thanh long,…) khi vào vụ thu hoạch rộ.

Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng trao đổi với các cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, nhất là tại các cửa khẩu xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc để có phương án cụ thể tạo điều kiện và ưu tiên thực hiện thông quan nhanh nhất đối với nông sản tươi xuất khẩu, nhất là vải, sầu riêng và các mặt hàng dễ hư hỏng, nông sản vào chính vụ thu hoạch, hạn chế tối đa tình trạng nông sản xuất khẩu bị ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới.

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chủ động, khẩn trương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công thương cung cấp thông tin, khuyến cáo người dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, đảm đảm đáp ứng các quy trình, quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển, truy xuất nguồn gốc để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

Chủ tịch UBND các tỉnh có cửa khẩu, nhất là các địa phương khu vực biên giới phía Bắc (Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu) chỉ đạo, tổ chức theo dõi, cập nhật, đánh giá, dự báo tình hình lưu thông, tập trung hàng hóa trên địa bàn để phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo lực lượng chức năng triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, kịp thời có biện pháp chủ động điều tiết, quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới.

Ngoài ra, thường xuyên thông tin về tình hình lưu thông, xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu để các địa phương, cơ quan chức năng và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản biết chủ động điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh, không để tình trạng ùn tắc hàng hóa, nông sản tại cửa khẩu, giảm nguy cơ thiệt hại đối với người dân và doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản theo dõi sát thông tin về lưu thông, khả năng thông quan xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu, kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, điều tiết lượng hàng xuất khẩu nhằm thích ứng linh hoạt, tránh tối đa tình trạng ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu; tăng cường thu mua dự trữ nông sản, nhất là trong thời điểm thu hoạch rộ để hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

Krông Pa kỳ vọng giống lúa LH12

Krông Pa kỳ vọng giống lúa LH12

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình nhân giống lúa LH12 cấp xác nhận tại xã Chư Gu.

Kỳ vọng giống lúa mới chất lượng cao

Kỳ vọng giống lúa mới chất lượng cao

(GLO)- Những năm gần đây, Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng (Sở Nông nghiệp và Môi trường) đã nghiên cứu, lai tạo một số giống lúa địa phương có năng suất, chất lượng cao. Trong đó, 2 giống lúa mới là Thơm Gia Lai và Tẻ than Gia Lai được kỳ vọng sẽ nhân rộng trong vụ mùa 2025.

Nông dân Ia Trốk thu nhập cao từ cây đậu phộng

Nông dân Ia Trốk thu nhập cao từ cây đậu phộng

(GLO)- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng đậu phộng, nhiều hộ dân ở xã Ia Trốk (huyện Ia Pa) thu về lợi nhuận vượt trội. Mô hình này đã mở ra cơ hội cho bà con nông dân địa phương.

EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

Để giám sát và kiểm tra việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên một số mặt hàng nông sản xuất khẩu, trong đó có sầu riêng, giữa tháng 6 tới Liên minh châu Âu (EU) sẽ cử đoàn thanh tra đến Việt Nam 10 ngày.

null