Thu hoạch rộ hồ tiêu, giá giảm nhẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vụ hồ tiêu 2022 ở các tỉnh đang bước vào đợt thu rộ, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. Hiện tại giá giảm nhẹ do giá tiêu trên thị trường thế giới hạ nhiệt. 
Theo một số nhà vườn, giá tiêu bán tại vườn hiện chỉ còn từ 78.000 - 80.000 đồng/kg, giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với thời điểm đầu vụ. Tuy nhiên, mức giá bán hiện nay vẫn cao hơn nhiều so với vụ thu hoạch năm ngoái.

Với mức giá hiện tại, nông dân chỉ có lợi nhuận khi sử dụng lao động gia đình. Ảnh: Quang Thuần
Với mức giá hiện tại, nông dân chỉ có lợi nhuận khi sử dụng lao động gia đình. Ảnh: Quang Thuần
Mặc dù giá tiêu đã được cải thiện nhưng giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh đã bào mòn lợi nhuận của người trồng. Cụ thể, chi phí nhân công tính theo ngày dao động ở mức cao, từ 220.000 - 250.000 đồng/ngày, hoặc từ 3.000 - 4.000 đồng/kg tiêu tươi. Giá nhân công cao nhưng vẫn khó tìm được người khiến nông dân lo lắng vì tiêu chín nhưng không được thu hái kịp sẽ ảnh hưởng đến vụ tiêu năm sau. Với mức giá hiện tại, nông dân chỉ có lợi nhuận khi sử dụng lao động gia đình.
Hồ tiêu Việt Nam đã tăng mạnh diện tích và sản lượng trong những năm trước đây, dẫn đến tháng 4.2020 chạm đáy khủng hoảng thừa với mức giá chỉ khoảng 35.000 đồng/kg.
Theo VPA, sau khi giá cả trở lại ổn định, nông dân tiếp tục duy trì và chăm sóc tốt các vườn tiêu hiện tại. Các nông dân cũng đã tự nhận thức được xu hướng chuyển đổi canh tác theo hướng sạch và bền vững. Đây là điểm sáng cho chất lượng hồ tiêu Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số hộ canh tác nhỏ lẻ, chưa liên kết với các tổ chức HTX, doanh nghiệp còn đầu tư phân và thuốc hóa học để kích thích năng suất khi giá lên.
Theo Chí Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.