Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “Vẫn cần duy trì công cụ hạn mức tín dụng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, việc dỡ bỏ công cụ hạn mức tín dụng cần thận trọng, có lộ trình thích hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “Vẫn cần duy trì công cụ hạn mức tín dụng” ảnh 1

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 của Quốc hội (sẽ khai mạc ngày 22-5), NHNN vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Tại Nghị quyết số 62/2022/QH15, Quốc hội yêu cầu xây dựng tiêu chí, phương thức xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng, bảo đảm thống nhất, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tiêu chuẩn Basel II và các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Quốc hội cũng yêu cầu “nghiên cứu hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng”.

Báo cáo với Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2022, NHNN đã tổ chức hội thảo với chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội, tổ chức quốc tế và hội nghị về công tác điều hành tín dụng với các tổ chức tín dụng (TCTD) để trao đổi và tham vấn ý kiến về chính sách tăng trưởng tín dụng.

Tại các hội thảo, hội nghị nêu trên, hầu hết chuyên gia, đại biểu Quốc hội và TCTD đồng thuận đánh giá các giải pháp điều hành tín dụng thời gian qua của NHNN là hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, đặc thù của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đa số ý kiến cho rằng, tín dụng chỉ là một trong số các kênh vốn, không thể đáp ứng hết tất cả các nhu cầu vốn của nền kinh tế. Do vậy, Chính phủ cần phát triển các kênh khác như chứng khoán, trái phiếu, đầu tư công, thu hút vốn nước ngoài…

Tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 17-1-2023 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng, NHNN nêu rõ định hướng điều hành tín dụng năm 2023, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Ngày 24-2-2023, NHNN đã có Công văn 1079/NHNN-CSTT thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 gửi các TCTD. Việc thông báo và điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 đối với từng TCTD căn cứ một số tiêu chí cơ bản như kết quả chấm điểm xếp hạng TCTD đến thời điểm gần nhất, mức độ tập trung tín dụng, việc tham gia hỗ trợ xử lý TCTD yếu kém (ngân hàng yếu kém, quỹ tín dụng nhân dân yếu kém), tình hình thực tiễn thị trường...

Như vậy, tiêu chí, phương thức xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD trong năm 2022, 2023 đã được NHNN cụ thể hóa tại các văn bản nêu trên và công bố công khai ngay từ đầu năm tại Chỉ thị 01.

Theo Thống đốc, hiện nay, áp lực lạm phát gia tăng gây thách thức rất lớn cho công tác điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát.

Chính vì vậy, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô. Việc dỡ bỏ biện pháp này cần thận trọng, có lộ trình thích hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường.

Link bài gốc: https://www.sggp.org.vn/thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-van-can-duy-tri-cong-cu-han-muc-tin-dung-post688629.html

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Tại Hội nghị trực tuyến với 5 địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2023; kết quả giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ, cũng như xử lý những trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân năm 2023 vì lý do chủ quan.
Giảm thuế GTGT: Muộn còn hơn không!

Giảm thuế GTGT: Muộn còn hơn không!

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất bổ sung dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5, dự kiến khai mạc ngày 22-5.
Đã bố trí đủ khoảng hơn 59.000 tỷ đồng để tăng lương từ 1-7

Đã bố trí đủ khoảng hơn 59.000 tỷ đồng để tăng lương từ 1-7

Về nguồn lực tăng lương cơ sở từ ngày 1-7 tới (thực hiện điều chỉnh lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng), Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nêu rõ, cần hơn 59.000 tỷ đồng để tăng lương từ 1-7 tới,... Chính phủ đã chủ động bố trí đầy đủ nguồn lực để phục vụ việc tăng lương 6 tháng cuối năm 2023.
Hơn 32 tỷ đồng phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hơn 32 tỷ đồng phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định 197/QĐ-UBND giao hơn 32 tỷ đồng cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên minh Hợp tác xã tỉnh để thực hiện 2 tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong năm 2023 (bao gồm cả kế hoạch vốn năm 2022 đã được chuyển sang).