Thổi phồng mặt trái - chiêu trò chống phá nguy hiểm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đã thành thói quen, mỗi khi Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta tập trung vào nhiệm vụ gì là những kẻ mang tâm địa xấu xa với mưu đồ đen tối lại chĩa mũi dùi chống phá. Điệp khúc ấy tiếp tục lặp lại khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
 

 Nhiều tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã nới lỏng việc hạn chế đi lại theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ. Ảnh: Tạ Quang
Nhiều tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã nới lỏng việc hạn chế đi lại theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ. Ảnh: Tạ Quang


Đừng thiển cận, thiếu thiện chí

Các thế lực thù địch tận dụng mạng lưới truyền thông hải ngoại thiếu thiện chí với Việt Nam và nền tảng mạng xã hội (MXH) để phát tán nhiều bài viết, video clip mang nội dung kích động, chống phá Việt Nam. Đặc biệt gần đây, trên một vài trang mạng và một số phương tiện truyền thông trong đó có Đài Á Châu tự do (RFA) xuất hiện một số bài viết thể hiện cái nhìn thiển cận của tác giả núp bóng chống dịch COVID-19 để xuyên tạc, thổi phồng về những khó khăn, bất cập ở Việt Nam.

Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả bước đầu công tác phòng, chống dịch COVID-19 hôm 17-10, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê bình, chấn chỉnh một số địa phương thực hiện chưa nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP. Lợi dụng việc này, các thế lực thù địch xuyên tạc rằng sự ra đời của Nghị quyết 128/NQ-CP là thể hiện “thất bại” của Việt Nam trong chống dịch COVID-19.

Dưới tiêu đề: “Lãnh đạo cấp dưới không phục tùng cấp trên nói lên điều gì?” bài phát trên RFA đã mượn dư luận cho rằng đó là biểu hiện “thượng bất chính thì hạ tắc loạn”. Bình luận về cuộc tọa đàm “Nghị quyết 128 - Hướng đến bình thường mới” do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức, RFA trích đăng ý kiến của người đàn ông giấu tên mà theo cách nói của họ là “một người am hiểu tình hình nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội” để nói xấu Việt Nam...

Chúng ta chẳng lạ gì những thủ đoạn mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng trong thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam. Chiêu trò phủ nhận kết quả, thổi phồng yếu kém và mặt trái xã hội không phải là mới nhưng vẫn hết sức nguy hiểm.

Mục đích của những giọng điệu ấy không gì khác là làm lu mờ thành quả cách mạng nói chung và phủ nhận những nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống dịch nói riêng; làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ; gieo rắc tâm lý hoài nghi, sự phân tâm trong xã hội, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân...

Những nỗ lực của Việt Nam là không thể phủ nhận

Nhìn nhận khách quan gần hai năm qua, chúng ta không phủ nhận công tác phòng, chống dịch COVID-19 của nước ta còn có nhiều khó khăn, khuyết điểm. Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người và KT-XH mà chúng ta phải gánh chịu đã rõ. Với tinh thần trung thực, thẳng thắn, những hạn chế, bất cập, vấn đề đặt ra đã được Đảng, Chính phủ ta kiểm điểm làm rõ, phân tích sâu sắc nguyên nhân và tập trung biện pháp kiên quyết khắc phục.

Nhưng chúng ta không thể vì những khó khăn, khuyết điểm ấy mà phủ nhận sạch trơn sự nỗ lực, cố gắng của cả dân tộc Việt Nam. Và càng không thể vì thiếu sót, khuyết điểm của một vài địa phương mà “vơ đũa cả nắm” để suy diễn, quy kết vô lối rằng Việt Nam thất bại trong phòng, chống dịch; nội bộ Việt Nam “có vấn đề” hay sắp “loạn 63 sứ quân”... - chỉ có những kẻ mang động cơ đen tối, tâm địa xấu xa mới phán xét hồ đồ như thế.

Một thực tế không ai có thể phủ nhận là, bằng tinh thần “chống dịch như chống giặc”; “mỗi người dân là một chiến sĩ”... phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, Việt Nam đã từng bước ngăn chặn có hiệu quả dịch COVID-19. Đặc biệt, từ tháng 4.2021 đến nay, dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư rất mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố với chủng virus mới nguy hiểm hơn rất nhiều và tốc độ lây lan cực nhanh.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và sự nỗ lực, đồng tình, ủng hộ, chia sẻ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đặc biệt, công tác phòng, chống dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương. Với tinh thần vừa có kế thừa và vừa có đổi mới vì chưa có tiền lệ nên chúng ta phải bám sát thực tiễn; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung từng bước hoàn thiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến tình hình. Nhiều biện pháp phòng, chống dịch chưa có tiền lệ, mạnh mẽ, quyết liệt đã được chúng ta áp dụng để thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu, trên hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các đô thị, vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh tổ chức thực hiện theo cách tiếp cận toàn dân, lấy nhân dân là chủ thể phòng, chống dịch.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, quyết tâm cao và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu như: Y tế, quân đội, công an, các lực lượng cơ sở và sự đoàn kết, đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, công tác phòng, chống dịch ngày càng chuyển biến tích cực, hiệu quả hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao cách tiếp cận toàn dân trong phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam.

Cùng với đẩy mạnh ngoại giao vaccine, Việt Nam đã thành lập Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19, tích cực đẩy mạnh nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine trong nước và phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay. Cho đến cuối tháng 10.2021, chúng ta đã cơ bản kiềm chế, đẩy lùi, kiểm soát được tình hình dịch và chuyển sang giai đoạn mới.

Tỉnh táo để không “nối giáo cho giặc”        

Nghị quyết 128/NQ-CP ra đời là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, giúp xã hội thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển KT-XH. Nhưng tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường nên chúng ta phải hết sức đề phòng, tránh lơ là, chủ quan.

Mặt khác, các thế lực thù địch, phản động luôn rình rập để núp bóng dịch bệnh chống phá Việt Nam. Do đó, cùng với phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, phục hồi và phát triển KT-XH thành công, chúng ta phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Đặc biệt là chiêu trò thổi phồng mặt trái; xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm lu mờ, phủ nhận thành quả cách mạng nói chung và những nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng. Các thế lực thù địch coi đây là một phương thức hữu hiệu nhất nhằm làm suy giảm lòng tin của nhân dân, gây bất ổn trong xã hội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Để thực hiện mưu đồ nguy hiểm ấy, họ không từ bất cứ chiêu thức, thủ đoạn nào. Đáng chú ý, họ triệt để lợi dụng MXH để phát tán, lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng, bịa đặt sai sự thật hòng kích động, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi trong cộng đồng.

Do vậy việc theo dõi, quản lý nắm chắc tình hình hoạt động trên internet và MXH để chủ động có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn từ sớm, từ xa với những thông tin, luồng dư luận sai trái là rất cần thiết. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Bằng nhiều hình thức, phương pháp, công tác tuyên truyền, giáo dục phải đi sâu vạch trần tính chất nguy hiểm của chiêu trò thổi phồng mặt trái, thiếu sót, khuyết điểm để chống phá Việt Nam mà các thế lực thù địch đang tiến hành, từ đó nâng cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, phản bác.

Đối với mỗi cá nhân, nhất là những người tham gia MXH cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo để không tự biến mình thành kẻ “nối giáo cho giặc”. Trước mọi thông tin mỗi người cần có một cái nhìn khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển để khi tiếp cận và nhận thức cho đúng đâu là thông tin chính thống, đâu là những thông tin sai lệch, chủ quan, phiến diện, một chiều.

Khi tham gia MXH cần thận trọng, có quan điểm, nhận định rõ ràng, trên cơ sở khoa học, tránh nóng vội, chủ quan, đưa ra những thông tin vô căn cứ. Đó chính là biện pháp cần thiết để mỗi chúng ta tự bảo vệ, tự miễn dịch trước những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm thổi phồng khuyết điểm, khoét sâu mặt trái để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

 

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam)
(Dẫn nguồn LĐO)

https://laodong.vn/xa-hoi/thoi-phong-mat-trai-chieu-tro-chong-pha-nguy-hiem-967757.ldo

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Chiều tối 22/12, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, thăm hỏi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, bà con cộng đồng người Việt đang làm ăn và sinh sống tại Indonesia. Chủ tịch nước mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia đoàn kết, trí tuệ, trở thành cộng đồng lớn mạnh, đóng góp phát triển nước sở tại và hướng về xây dựng quê hương, đất nước.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm

(GLO)- Sáng 19-12, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị lần thứ 12 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023 và giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

Mang Yang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân

(GLO)- Hàng năm, Huyện ủy Mang Yang đều ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Qua đó, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh từ cơ sở, phát huy tốt trách nhiệm của người dân trong việc tham gia ý kiến xây dựng hệ thống chính trị, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống người dân, tạo lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi: Nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy chính trị

(GLO)- Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Chung khảo toàn quốc Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2022 do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức trong 3 ngày (14 đến 16-12) tại TP. Đà Lạt đã thành công tốt đẹp. Hội thi đã trở thành ngày hội của những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt là của đội ngũ giảng viên Trung tâm Chính trị huyện các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ 11 (mở rộng)

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.