Thoát nghèo nhờ đổi mới tư duy sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã lan tỏa rộng khắp các vùng nông thôn. Nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả được hình thành và nhân rộng đã góp phần giúp đồng bào dân tộc thiểu số đổi mới tư duy, cách thức làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hỗ trợ người dân thoát nghèo
Ông Y Đa (làng Bông Pim, xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) cho biết, gia đình ông là một trong 10 hộ nghèo trong xã được Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh hỗ trợ triển khai làm điểm mô hình nuôi bò sinh sản. Theo đó, giữa năm 2017, gia đình ông được cấp 1 con bò cái sinh sản, được hỗ trợ xây dựng chuồng và hướng dẫn cách chăm sóc. Đến tháng 10-2018, con bò này đã sinh thêm 1 bê con và đang chuẩn bị sinh con bê thứ 2. Đây cũng chính là động lực giúp gia đình ông Đa mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để sửa lại nhà, đầu tư phân bón chăm sóc 1 ha cà phê đang cho quả bói. Dự kiến sang năm gia đình ông sẽ có nguồn thu nhập ổn định, đồng nghĩa với việc sẽ không còn trong danh sách hộ nghèo của xã.
Tương tự, gia đình anh Ksor Blin (buôn Nai, xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa) là một trong 22 hộ nghèo được hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất từ Quỹ “Vì người nghèo” của huyện năm 2018. Có được nguồn vốn 6 triệu đồng, gia đình anh đầu tư mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa. Chính nhờ nguồn thu nhập ổn định và tích lũy được, vợ chồng anh dự định sẽ mở rộng cửa hàng, nhập thêm nhiều hàng hóa phục vụ người dân.
 Gia đình ông Y Đa (làng Bông Pim, xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) là một trong những hộ được Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh hỗ trợ bò giống. Ảnh: M.N
Gia đình ông Y Đa (làng Bông Pim, xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) là một trong những hộ được Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh hỗ trợ bò giống. Ảnh: M.N
Trong khi đó, gia đình ông Đinh Tuy (làng Pông, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) được Quỹ “Vì người nghèo” của xã hỗ trợ tiền mua cây giống. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi 1 ha đất trồng mì kém hiệu quả trước đây sang trồng cây điều ghép. Hiện tại, vườn điều ghép của gia đình phát triển rất tốt, đang ra hoa và hứa hẹn một khoản thu nhập khá. Từ các mô hình giống như hộ ông Đinh Tuy, năm 2018, huyện Phú Thiện đã có 147 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần các tập tục lạc hậu, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì thế một số mô hình điểm hiệu quả đã được tiếp tục nhân rộng như: mô hình nhận đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó, mô hình dệt thổ cẩm (xã Ia Piar), mô hình phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng (xã Chư  A Thai)...
Nhân rộng mô hình hiệu quả
Theo ông Đinh Ngọc Hải-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, trên cơ sở hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động khảo sát thực trạng hộ nghèo tại địa phương và xây dựng các mô hình thực hiện cuộc vận động. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng 3.988 mô hình với 10.448 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thực hiện. Từ các mô hình này đã triển khai nhân rộng 282 mô hình hiệu quả với 9.737 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thực hiện. Giai đoạn 2011-2018, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã giúp 8.243 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho rằng: Cuộc vận động đã từng bước tác động mạnh mẽ đến nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều hộ đã thay đổi dần cách thức trong lao động sản xuất, mạnh dạn đổi mới cách làm ăn; biết tiếp thu, học hỏi cái mới, tiến bộ, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tiêu biểu, có hàng trăm gia đình từng là hộ nghèo những năm 2011-2012 đến nay không chỉ thoát nghèo mà vươn lên thành hộ khá, giàu; nhiều hộ có thu nhập từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/năm. Nhiều mô hình, cách làm hay tạo được sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng dân cư. Điển hình như: mô hình “Cánh đồng một giống đối với cây lúa”, “Di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn”, “Vườn rau an toàn” của huyện Phú Thiện; mô hình “Đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế bằng cách vần công, đổi công”, “Gây quỹ cho các hộ vay vốn trong những lúc khó khăn” của huyện Mang Yang; mô hình “Không có người tảo hôn”, “Cánh đồng lớn chuyên canh cây mía”, “Nuôi dê sinh sản” của huyện Kbang; mô hình “Phụ trách làng và giao vốn cho hộ nghèo phát triển sản xuất” của TP. Pleiku...
“Phát huy những kết quả đạt được, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục tham mưu các cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội đẩy mạnh tuyên truyền để cuộc vận động ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng, góp phần thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, lồng ghép cuộc vận động này gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về giảm nghèo nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số; Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”-ông Hải nêu giải pháp.
 MINH NGUYỄN 

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.