Thiếu giáo viên các môn học mới, Bộ GD-ĐT đề xuất 'hạ chuẩn' để có nguồn tuyển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ GD-ĐT đề xuất tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để dạy các môn học học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học và THCS.
Bộ GD-ĐT đề xuất hạ chuẩn đào tạo để tuyển giáo viên các môn học mới. ẢNH: TUỆ NGUYỄN
Bộ GD-ĐT đề xuất hạ chuẩn đào tạo để tuyển giáo viên các môn học mới. ẢNH: TUỆ NGUYỄN

Đội ngũ giáo viên chỉ đạt khoảng 80% cả số lượng và chất lượng

Theo Bộ GD-ĐT, kết quả điều tra, khảo sát thực tế ý kiến của cán bộ quản lý (theo đánh giá giữa kỳ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018) thì đội ngũ giáo viên tại các trường học hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 80% số lượng và chất lượng. Việc thiếu giáo viên làm ảnh hưởng đến việc phân công giảng dạy, hoạt động giáo dục, bố trí công tác và sắp xếp cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn theo quy định.

Số lượng giáo viên chưa đáp ứng được định mức theo quy định. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn tích hợp, môn học mới (tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục do nhiều nguyên nhân.

Đa số các trường THPT chưa có giáo viên môn nghệ thuật để học sinh lựa chọn môn học theo quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2022 - 2023.

Dự báo đến năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học còn thiếu 6.621 giáo viên tin học và 5.780 giáo viên ngoại ngữ; cấp THCS, môn lịch sử và địa lý thiếu 6.631 giáo viên; môn khoa học tự nhiên thiếu 2.366 giáo viên; môn nghệ thuật thiếu 4.321 giáo viên.

Chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho đa số địa phương thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Tỷ lệ giáo viên/lớp các trường phổ thông công lập thấp hơn định mức, gây khó khăn cho việc thực hiện dạy 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học.

Tỷ lệ giáo viên/lớp học cấp tiểu học bình quân đạt 1,33 giáo viên/lớp, thấp hơn định mức là 1,5 giáo viên/lớp; cấp trung học cơ sở bình quân đạt 1,79 giáo viên/lớp, thấp hơn định mức là 1,9 giáo viên/lớp; cấp THPT bình quân đạt 2,07 giáo viên/lớp, thấp hơn định mức là 2,25 giáo viên/lớp.

Việc tuyển dụng, thu hút đội ngũ giáo viên gặp nhiều khó khăn, nhất là giáo viên dạy môn tích hợp, môn học mới do chưa có nguồn giáo viên được đào tạo; một số môn mỹ thuật, âm nhạc thiếu nguồn tuyển giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo.

Đề xuất tuyển người tốt nghiệp cao đẳng thay đại học

Để bảo đảm đủ số lượng giáo viên triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở một số môn học mới để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT đề xuất xây dựng chính sách tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (thay vì đại học sư phạm như quy định của luật Giáo dục 2019 - PV) các môn học lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên, công nghệ, ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học và THCS.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đề xuất tuyển người có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để dạy các môn học trên.

Luật Giáo dục năm 2005 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: "Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học; có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS; có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT" (điểm a, b, c khoản 1 điều 77).

Luật Giáo dục năm 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: "Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT. Trường hợp môn học còn thiếu thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm". Đối với giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại điều 72 luật Giáo dục 2019 sẽ được tham gia lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.