Thí sinh đạt 25 - 26 điểm vẫn có thể trượt đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

PGS-TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, chia sẻ những kinh nghiệm làm thế nào để tránh tình trạng thí sinh đạt 25-26 điểm vẫn có thể trượt đại học.

- Phóng viên: Với phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, dự kiến điểm chuẩn vào đại học sẽ như thế nào, thưa bà?

+ Vụ trưởng Nguyễn Thu Thuỷ: Phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2021 tăng ở nhiều môn thi. Điểm trung bình cao, số lượng bài thi có điểm 8 trở lên nhiều, giúp các trường thuận lợi trong việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Tôi có thể khẳng định là các trường thuộc các nhóm tuyển sinh khác nhau đều không gặp khó khăn.


 

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thuỷ
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thuỷ


Ngoài việc điểm một số môn thi cao hơn so với năm 2020, thì việc các trường đại học đã dành lượng chỉ tiêu tương đối cho các phương thức khác khiến tỉ lệ xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm nhất định, dẫn điểm xét tuyển vào đại học năm nay sẽ có thể nhỉnh hơn các năm trước.

- Nhiều ý kiến của các trường đại học cho rằng phổ điểm thi tiếng Anh năm nay sẽ gây khó trong tuyển sinh và xác định điểm chuẩn ở các khối A01 và D01, bà nghĩ sao?

+ Về nguyên tắc, các trường luôn xét tuyển để lựa chọn các thí sinh có điểm từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu. Hiện phần mềm cũng hỗ trợ các trường trong quy định mức điểm trúng tuyển đối với từng tổ hợp trong một ngành, hoặc các chỉ tiêu trong từng ngành.

Căn cứ vào phổ điểm của các khối thi và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, bằng kinh nghiệm của mình, các trường hoàn toàn có thể xem xét, cân nhắc và quyết định độ lệch điểm giữa các tổ hợp và chỉ tiêu tuyển sinh giữa các tổ hợp.


 

Thí sinh cần ưu tiên đưa các nguyện vọng thích nhất (nguyện vọng mong muốn) và khó trúng tuyển (điểm trúng tuyển cao) lên trên
Thí sinh cần ưu tiên đưa các nguyện vọng thích nhất (nguyện vọng mong muốn) và khó trúng tuyển (điểm trúng tuyển cao) lên trên


- Thí sinh cũng cho rằng mức độ khó - dễ quá chênh lệch giữa các môn trong tổ hợp sẽ gây khó khăn cho thí sinh trong việc đổi nguyện vọng, bà đánh giá thế nào về điều này?

+ Quy định xét tuyển của các trường là rất đa dạng và nhiều lựa chọn. Các trường đều quy định chỉ tiêu cho từng tổ hợp xét tuyển trong một ngành; một số trường quy định chi tiết độ lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển. Vì vậy, rất khó có một định hướng chung cho việc lựa chọn tổ hợp nào để ưu tiên đăng ký xét tuyển.

Theo quy định hiện hành, thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng (mỗi tổ hợp vào một ngành là một nguyện vọng). Các trường căn cứ vào điểm từ cao xuống thấp để xét tuyển chứ không căn cứ vào thứ tự nguyện vọng để xét tuyển (trừ trường hợp có nhiều thí sinh cùng mức điểm ở cuối danh sách), vì vậy thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng nhiều tổ hợp vào một ngành. Để có lợi thế, các em nên lựa chọn những tổ hợp có môn thi mình đạt điểm cao khi tham gia xét tuyển.

Với việc áp dụng công nghệ thông tin trong xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, thí sinh có nhiều cơ hội (nhiều lần) để thay đổi nguyện vọng một cách phù hợp, chính xác nhất dựa trên kết quả thi THPT của mình.

- Mùa tuyển sinh năm 2020 đã ghi nhận tình trạng thí sinh 26-27 điểm vẫn trượt ĐH. Bà có lưu ý gì với các thí sinh năm nay để tránh điểm cao vẫn trượt ĐH?

+ Để tránh trường hợp điểm thi cao vẫn không đỗ nguyện vọng nào, hoặc trúng vào các nguyện vọng không yêu thích, thí sinh cần ưu tiên đưa các nguyện vọng thích nhất (nguyện vọng mong muốn) và khó trúng tuyển (điểm trúng tuyển cao) lên trên (nguyện vọng 1 là nguyện vọng có mức ưu tiên cao nhất), tham khảo điểm trúng tuyển vào các trường, ngành các năm trước đây để chọn các ngành trường phù hợp với điểm thi tốt ngiệp THPT của mình. Các em hạn chế chọn tham khảo các điểm trúng tuyển trước đây cao hơn, để đảm bảo an toàn thì nên ưu tiên chọn mức bằng và có điểm thấp hơn.

Ngoài ra thí sinh phải xem xét kỹ các điều kiện xét tuyển của các trường, như điều kiện sơ tuyển, điều kiện về ngoại ngữ, vùng tuyển, điểm thi năng khiếu,... để bảo đảm đủ điều kiện xét tuyển.

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay cao hơn năm trước, một số em đạt 25, 26 điểm vẫn có thể không trúng tuyển ĐH nếu không cân nhắc, nghiên cứu kỹ khi lựa chọn nguyện vọng. Câu này chúng tôi cũng đã chia sẻ nhiều lần, thí sinh không nên chủ quan với điểm mình đạt được mà đổ xô tập trung vào những ngành cạnh tranh cao của các trường. Khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cần xem xét không vì thấy điểm mình bằng điểm chuẩn ngành này năm trước mà đăng ký (và không có các lựa chọn an toàn khác), vì điểm cao là cao trên mặt bằng chung, chứ không phải cá biệt một số ít thí sinh.

Nhiều thí sinh hiện nay đã xét tuyển ở các phương thức khác nhưng có em vẫn đang lưỡng lự nên xác nhận nhập học hay chờ xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này khiến các em dễ mất cơ hội trúng tuyển vì điểm trúng tuyển năm nay có thể sẽ tăng lên như đã phân tích ở trên.

Với các em tự tin với mức điểm cao thì nên bổ sung thêm nguyện vọng, có thể chọn một ngành yêu thích nhưng ở nhiều trường khác nhau để tăng cơ hội trúng tuyển.

Theo Yến Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.