Thấy dấu hiệu này ở bàn tay, có thể bạn mắc gan nhiễm mỡ nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng, kể cả xơ gan, nếu bị gan nhiễm mỡ nặng ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng, kể cả xơ gan, nếu bị gan nhiễm mỡ nặng ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Và lòng bàn tay đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan nhiễm mỡ đã chuyển nặng, theo Express.
Mặc dù thường không gây hại trong giai đoạn đầu, nhưng gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng, kể cả xơ gan, nếu bị gan nhiễm mỡ nặng.
Xơ gan là sẹo gan. Các mô sẹo ngăn cản gan hoạt động bình thường.
Gan nhiễm mỡ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng khi mắc bệnh, các dấu hiệu có thể là mệt mỏi và đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, Mayo Clinic cho biết.
Một số người bị gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ, đây là tình trạng bệnh đã trở nặng, theo Mayo Clinic.
Lúc đó, có thể xuất hiện một số triệu chứng, trong đó có lòng bàn tay đỏ.

Lòng bàn tay đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan nhiễm mỡ đã chuyển nặng ẢNH: SHUTTERSTOCK
Lòng bàn tay đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan nhiễm mỡ đã chuyển nặng ẢNH: SHUTTERSTOCK
Lòng bàn tay đỏ còn được gọi là bàn tay bệnh gan, thường đỏ ở phần dưới của lòng bàn tay.
Lòng bàn tay bị đỏ là do các mao mạch ở bàn tay bị giãn ra khiến máu chảy đến nhiều hơn.
Theo Express, các triệu chứng khác của viêm gan nhiễm mỡ bao gồm:
• Bụng sưng hay cổ trướng
• Các mạch máu mở rộng nổi rõ ngay dưới da
• Sưng lá lách
• Vàng da vàng mắt
Những ai có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ?
Dịch vụ Y tế Anh cho biết một người có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ nếu:
• Bị béo phì hoặc thừa cân, đặc biệt người nhiều mỡ quanh eo - có thân hình dạng "quả táo"
• Người mắc bệnh tiểu đường loại 2
• Người bị huyết áp cao
• Bị mỡ máu cao (cholesterol cao)
• Người mắc hội chứng chuyển hóa (kết hợp của bệnh tiểu đường, huyết áp cao và béo phì)
• Trên 50 tuổi
• Hút thuốc
Nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện ở người không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, kể cả trẻ em, theo Express.
Theo khuyến cáo của Mayo Clinic, hầu hết trường hợp mắc gan nhiễm mỡ đều không phải là bệnh nghiêm trọng.
Nhưng một khi đã phát bệnh, nên thực hiện các bước để ngăn chặn bệnh trở nặng.
Đó là nên giảm cân, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngừng hút thuốc.
Gan nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường, huyết áp cao và bệnh thận.
Các giai đoạn phát triển của gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ phát triển theo từng giai đoạn.
• Giai đoạn đầu: “Gan nhiễm mỡ”
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh giải thích, đây là sự tích tụ mỡ hầu như vô hại trong tế bào gan, thường được phát hiện trong khi đi khám bệnh khác.
• Giai đoạn thứ hai: "Viêm gan nhiễm mỡ"
Đây là dạng bệnh gan nhiễm mỡ nghiêm trọng hơn, khi này gan đã bị viêm.
• Giai đoạn thứ ba: “Xơ hóa”
Đây là khi tình trạng viêm dai dẳng gây ra các mô sẹo xung quanh gan và các mạch máu lân cận, nhưng gan vẫn có thể hoạt động bình thường.
• Giai đoạn thứ tư: “Xơ gan”
Đây là giai đoạn nặng nhất, xảy ra sau nhiều năm bị viêm, lúc này, gan đã co lại và trở thành sẹo và sần. Gan bị tổn thương vĩnh viễn và có thể dẫn đến suy gan và ung thư gan.
Nếu nghi ngờ mình bị gan nhiễm mỡ, hãy đi khám sớm, theo Express. 
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

(GLO)- Từ đầu tháng 1-2025 đến nay, ca mắc sởi nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Gia Lai) có chiều hướng tăng nhanh dẫn đến khoa Bệnh nhiệt đới bị quá tải. Đội ngũ y, bác sĩ nỗ lực hết mình để chăm sóc và điều trị cho người bệnh một cách tốt nhất.