Thanh tra Bộ GD-ĐT nói gì về lạm thu, hoạt động liên kết trong trường học?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tháng đầu tiên của năm học, dư luận 'nóng' từng ngày với các thông tin về lạm thu, dạy học tự nguyện 'chèn' vào giờ học chính khóa, dạy học tự nguyện.

Ngày 2.10, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Đức Cường, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết trong những năm qua Thanh tra Bộ GD-ĐT đã tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT ngày 20.12.2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng cường thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; Chỉ thị số 1048/CT-BGDĐT ngày 28.4.2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng cường thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục ĐH. Năm 2022, Bộ trưởng có văn bản số 623/BGDĐT-TTr về tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.

Bảng tổng kết thu chi của một lớp Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) với mức thu lên đến hơn 300 triệu đồng khiến dư luận bức xúc thời gian qua. PHHS CUNG CẤP
Bảng tổng kết thu chi của một lớp Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) với mức thu lên đến hơn 300 triệu đồng khiến dư luận bức xúc thời gian qua. PHHS CUNG CẤP

Các văn bản này đã chỉ rõ trách nhiệm của các địa phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, một trong những nội dung đó là: "Việc thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách; các khoản đóng góp hỗ trợ tự nguyện không hoàn lại bằng tiền, hiện vật hoặc phi vật chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước".

Thanh tra sở GD-ĐT có trách nhiệm chủ động tham mưu, tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm (nếu có) theo quy định.

Ông Nguyễn Đức Cường cũng cho biết từ năm học 2023-2024, Bộ GD-ĐT đã có Hướng dẫn số 3972/BGDĐT-TTr ngày 7.8.2023, hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, nêu rõ nội dung thanh tra, kiểm tra; quy trình thanh tra, kiểm tra; tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra và các mẫu biểu cũng như quy định khác có liên quan.

Một trong những nội dung trọng tâm của công tác thanh tra, kiểm tra năm học của các sở GD-ĐT cũng được Bộ GD-ĐT nêu rõ: "Việc dạy thêm, học thêm; thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; dạy học ngoại ngữ, tin học; hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; hoạt động liên kết đào tạo, phối hợp dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề trong các cơ sở giáo dục thường xuyên; việc quản lý, thu và sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách; thực hiện quy định về công khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn".

"Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ GD-ĐT đang chủ trì tiến hành thanh tra kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 và triển khai nhiệm vụ năm học năm 2023-2024 tại 4 sở GD-ĐT trong cả nước. Tiếp tục tổng hợp thông tin phản ánh, kịp thời có biện pháp xử lý đảm bảo quy định pháp luật", ông Cường thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.