Vòng xoáy lạm thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thông tin về khoản thu đầu năm tại một lớp ở Trường Tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TP HCM khiến dư luận chú ý.

Bên cạnh những khoản thu hợp lý, phụ huynh học sinh đồng tình như ứng tiền sửa chữa phòng học, tiền mua quà cho học sinh, đồ trang trí lớp, cây xanh; chi phí văn nghệ; đồ dùng trong lớp học; tiền vệ sinh lớp..., còn có những khoản thu không hợp lý, phụ huynh khó chấp nhận, như "chi tiền hỗ trợ nguyên năm cô T. nhờ thêm người bưng bê, dọn dẹp ăn trưa trước lớp. Chi tiền hỗ trợ một giáo viên nguyên học kỳ I, tiền hòa mạng internet...".

Theo nhiều phụ huynh, đã là quỹ phụ huynh thì các khoản chi phải vì học sinh, cho học sinh. Vì sao lại chi cho giáo viên và chi những khoản đáng ra nhà trường đã trang bị cho các em?

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, hiệu trưởng nhà trường cho biết đã yêu cầu dừng tất cả mọi hoạt động thu - chi tại lớp. Việc chi các khoản như tiền sửa chữa phòng học là sự tự nguyện của phụ huynh. Nhưng việc chi hỗ trợ giáo viên là sai quy định, không hợp lý; nhà trường sẽ làm việc với giáo viên và ban đại diện phụ huynh của lớp này.

Một sự việc nhỏ, nhưng có thể xem là điển hình, bởi tình hình tương tự đã từng xảy ra ở nhiều lớp, nhiều trường, ở nhiều tỉnh, thành trên đất nước ta mỗi khi bước vào năm học mới. Dù ngành giáo dục, dù chính quyền địa phương nhắc nhở, chỉ đạo tuyệt đối không được lạm thu nhưng nơi này nơi khác vẫn xảy ra, với nhiều cấp độ khác nhau…

Tại TP HCM, từ tháng 7-2023, HĐND TP HCM đã thông qua Nghị quyết 04 quy định các khoản thu, mức thu đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục với 26 khoản thu. Nghị quyết này được xem là "cây đũa thần" chống tình trạng lạm thu đầu mỗi năm học. Theo đó, 26 khoản thu được chia thành 4 nhóm gồm: các khoản thu phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa theo quy định; các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục thực hiện theo các đề án được phê duyệt; các khoản thu dịch vụ phục vụ hoạt động bán trú; các khoản thu hỗ trợ cá nhân học sinh.

Các mức thu quy định tại nghị quyết này là mức thu tối đa. Tùy tình hình thực tế, cơ sở giáo dục thống nhất với cha mẹ học sinh mức thu cụ thể nhưng không vượt quá mức thu quy định tại nghị quyết này và không được cao hơn 15% so với năm học 2022-2023.

Việc ban hành nghị quyết này xuất phát từ những nghiên cứu thực tế, khoa học, phù hợp tình hình từng khu vực nội - ngoại thành, làm căn cứ để các trường vận dụng cho phù hợp. Dẫu rằng, chuyện thu - chi trong các trường học là vấn đề không đơn giản, thậm chí làm "đau đầu" các hiệu trưởng, song tinh thần là phải tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho các em học sinh, giảm gánh nặng cho phụ huynh và tạo sự đồng thuận giữa nhà trường và phụ huynh để các em học sinh yên tâm học tập.

Nắm hiểu tinh thần, quan điểm Nghị quyết 04, các trường phải chú ý yếu tố linh hoạt và nhân văn, nhất là không làm khó cho phụ huynh. Với các khoản chi vô lý thì ngay cả phụ huynh có điều kiện kinh tế cũng bực bội, cảm thấy không thoải mái; còn phụ huynh hoàn cảnh kinh tế eo hẹp hơn thì rõ ràng đây là thêm gánh nặng. Hãy biết cách dung hòa, chọn giải pháp hợp lý, hợp tình để không rơi vào vòng xoáy lạm thu.

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.