Thanh toán không dùng tiền mặt: Xu thế tất yếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm qua, các hoạt động thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về phát triển nền khách hàng lẫn số lượng, giá trị giao dịch phát sinh. Đây là xu thế tất yếu trên lộ trình thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Với đặc thù công việc giáo viên, chị Dương Thị Bích Thảo (hẻm 109 Nguyễn Thiếp, TP. Pleiku) thường xuyên sử dụng máy tính để dạy trực tuyến. Tranh thủ thời gian giữa buổi, chị Thảo lướt web “đi chợ” online, đặt mua hàng hóa và thanh toán qua ngân hàng điện tử. “Để phòng ngừa dịch bệnh, tôi chuyển sang mua sắm và thanh toán trực tuyến. Chỉ cần đăng ký, cài đặt app ngân hàng điện tử trên điện thoại là có thể thực hiện các giao dịch căn bản như rút tiền bằng mã QR, chuyển khoản, gửi tiết kiệm, mua vé xe, vé máy bay vào bất kỳ lúc nào, rất an toàn và tiện lợi”-chị Thảo cho biết.  

 Thanh toán không dùng tiền mặt đang được ứng dụng rộng rãi trong các giao dịch mua hàng hóa. Ảnh: Vũ Thảo
Thanh toán không dùng tiền mặt đang được ứng dụng rộng rãi trong các giao dịch mua hàng hóa. Ảnh: Vũ Thảo


Không chỉ gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, kênh ngân hàng điện tử còn tích hợp thanh toán các dịch vụ công, nộp thuế điện tử với ưu điểm nhanh, kịp thời, chính xác. Ông Đinh Thế Tâm-chủ hộ kinh doanh đồ điện (236A Quang Trung, thị xã An Khê) cho hay: “Tôi được Chi cục Thuế khu vực thị xã An Khê hướng dẫn chi tiết về nộp thuế điện tử cho hộ kinh doanh. Chỉ cần có tài khoản thanh toán, cài đặt app Agribank Internet Banking trên điện thoại là có thể kê khai, nộp thuế điện tử qua ứng dụng này. Bây giờ, tôi vừa quản lý việc kinh doanh tại cửa hàng, vừa có thể nộp thuế trên ngân hàng điện tử rất nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian”.

Với ưu thế cạnh tranh vượt trội về tiện ích và ưu đãi về phí, ngân hàng điện tử đang là lựa chọn số một đối với khách hàng. Anh Bùi Văn Đoàn-chủ doanh nghiệp tư nhân Vân Đoàn (TP. Pleiku) cho biết: “Khách hàng của chúng tôi đang dần thay đổi thói quen tiêu dùng gắn với sự phát triển công nghệ thanh toán di động. Đa phần khách hàng đều lựa chọn thanh toán qua ngân hàng điện tử vì e ngại mang theo nhiều tiền mặt. So với hình thức thanh toán bằng thẻ qua máy POS, khách hàng ưa chuộng thanh toán qua ngân hàng điện tử hơn vì đa phần không mất phí. Trong khi doanh nghiệp quản lý dòng tiền giao dịch chặt chẽ, chính xác, giảm thiểu được rủi ro tiền giả và nâng cao tính an toàn trong hoạt động kinh doanh”.

Dịch Covid-19 không chỉ tác động và làm thay đổi thói quen tiêu dùng của đại bộ phận khách hàng mà còn mở ra cơ hội tăng trưởng tích cực cho kênh ngân hàng điện tử gắn với xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. “Bắt sóng” thị trường, hầu hết các ngân hàng thương mại đều đẩy mạnh cung cấp các ứng dụng Agribank Emobile Banking, SHB Mobile Banking, BIDV Smart Banking, nâng cấp các phiên bản và tốc độ xử lý, gia tăng tiện ích đi kèm miễn giảm các khoản phí sử dụng dịch vụ. Nhờ đó, nền khách hàng, số lượng và giá trị giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử tăng trưởng mạnh mẽ so với trước. Đơn cử như tại Agribank Đông Gia Lai, số khách hàng giao dịch trực tiếp tại quầy giảm, trong khi số giao dịch qua ngân hàng điện tử tăng từ 10% lên 30%. Ông Phan Tiến Thu-Giám đốc Agribank Đông Gia Lai-cho biết: “Hiện nay, kênh ngân hàng điện tử đang từng bước phát triển và dần thay thế ngân hàng truyền thống. Điều này cũng được các ngân hàng hoạch định, xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển theo từng giai đoạn nhằm hướng tới ngân hàng số. Tại Gia Lai, với lợi thế về mạng lưới hoạt động và tệp khách hàng truyền thống, chúng tôi đã phủ sóng ngân hàng điện tử cho khách hàng từ đô thị đến nông thôn, cung cấp toàn diện các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng”. Mới đây, Agribank Đông Gia Lai đã triển khai dịch vụ Agribank Ebanking với nhiều tính năng vượt trội, hiện đại hơn, tích hợp các dịch vụ như mở LC, đề nghị vay vốn, trả nợ, chuyển tiền…  

Về vấn đề nay, ông Nguyễn Hữu Nghị-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh-nhấn mạnh: “Chúng tôi chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng tiếp tục cải tiến, đổi mới quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến giao dịch. Cùng với đó, tích cực triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại, đẩy mạnh thanh toán điện tử, thanh toán thẻ nhằm góp phần thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, phù hợp với xu thế phát triển và đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay”.

 

SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Đồng Yên mệnh giá 5.000 và 10.000 của Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Quốc gia nào đang là “chủ nợ” lớn nhất thế giới?

(GLO)- Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

“Nhiệm vụ kép”trong lĩnh vực đầu tư công

“Nhiệm vụ kép” trong lĩnh vực đầu tư công

(GLO)-Để công tác đầu tư công không bị gián đoạn trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Gia Lai đang tiến hành “nhiệm vụ kép”: vừa khẩn trương rà soát, tổng hợp các chương trình, dự án; vừa quyết liệt thực hiện mục tiêu giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ.

null