Thành lập Nghiệp đoàn Shipper Phú Thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 17-7, Liên đoàn Lao động huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) công bố Quyết định thành lập Nghiệp đoàn Shipper Phú Thiện.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện Phú Thiện đã trao quyết định thành lập Nghiệp đoàn Shipper Phú Thiện gồm 6 đoàn viên.

Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phú Thiện Nguyễn Ngọc Chất (thứ 4 từ phải qua) tặng hoa cho Ban Chấp hành Công đoàn Shipper Phú Thiện. Ảnh: Mỹ Lệ
Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phú Thiện Nguyễn Ngọc Chất (thứ 4 từ phải qua) tặng hoa cho Ban Chấp hành Công đoàn Shipper Phú Thiện. Ảnh: Mỹ Lệ

Ban Chấp hành Nghiệp đoàn Shipper Phú Thiện gồm 3 đồng chí và hoạt động theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; có trách nhiệm phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động Công đoàn, chuẩn bị và tổ chức đại hội Nghiệp đoàn Shipper lần thứ nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày thành lập. Các đoàn viên Nghiệp đoàn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Việc thành lập Nghiệp đoàn Shipper có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của tổ chức, đơn vị.

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929- 28/7/2024).

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.