Tháng hành động vì người cao tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 20-9, Ban công tác Người Cao tuổi tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì người cao tuổi tỉnh năm 2017.
 

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.Y
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.Y

Tại Hội nghị, các thành viên trong Ban đã họp bàn và thống nhất một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai Thánh hành động vì người cao tuổi. Theo đó, thời gian tổ chức từ ngày 1 đến 30-10. Cụ thể, ngày 5-10, Ban công tác người cao tuổi sẽ tổ chức Hội nghị gặp mặt người cao tuổi tiêu biểu và phát động Tháng hành động người cao tuổi năm 2017. Ngày 9 và 10-10, tổ chức đi thăm, tặng 50 suất quà người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 2 huyện: Chư Prông và Kông Chro.

Cũng tại Hội nghị, các thành viên trong Ban tập trung thống nhất một số nội dung tuyên truyền trước, trong và sau Thánh hành động vì người cao tuổi là tiếp tục vận động các nguồn lực để hỗ trợ, cải thiện đời sống cho người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vùng sâu-vùng xa, biên giới, dân tộc thiểu số. Thực hiện các chính sách trợ giúp người cao tuổi theo Luật Người cao tuổi, bảo đảm 100% người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp ổn định đời sống, được chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí và được hưởng các quyền lợi khác theo quy định…

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.