"Thăm" vườn cây ăn trái ngàn tỷ đồng của bầu Đức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bên cạnh việc xuất khẩu, trái cây của HAGL có thể được bán tại hệ thống bán lẻ Bách hóa Xanh của Thegioididong sở hữu.

Trong kế hoạch doanh thu năm 2017 của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), doanh thu từ bán quả chanh dây, thanh long, và chuối lên đến gần 2.600 tỷ đồng trong tổng số 6.335 tỷ đồng tổng doanh thu dự kiến. Lợi nhuận  từ 3 loại trái cây này lên đến 1.094 tỷ đồng so với mức 2.185 tỷ đồng lợi nhuận gộp theo kế hoạch.

Lấy ngắn nuôi dài

Trở về sau chuyến đi thăm thực địa vườn cây ăn trái của HAGL tại Gia Lai, Lào, và Campuchia, ông Đặng Văn Pháp, Trưởng phòng cao cấp CTCK VietCapital cho biết: “Đối mặt với số nợ lớn trong khi dòng tiền yếu do đã đầu tư mạnh vào cao su và cọ dầu khiến HAGL buộc phải tìm hướng kinh doanh mới có thể tận dụng cơ sở hạ tầng nông nghiệp sẵn có nhưng tạo ra dòng tiền nhanh hơn, khác với cao su và cọ dầu cần nhiều năm mới có thể thu hoạch. Cây ăn trái hợp với các tiêu chí này, đặc biệt là chanh dây vốn chỉ cần 6 tháng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch. HAGL bắt đầu trồng cây ăn trái vào đầu năm 2016”.

Tính đến ngày 18-5-2017, HAGL đã trồng 18.686 ha cây ăn trái, tập trung vào trái cây nhiệt đới. Trong đó bao gồm 17 loại cây ăn trái, nổi bật trong đó bao gồm xoài (3.983 ha), thanh long (2.988 ha), chuối (2.826 ha), và chanh dây (1.483 ha). Về mặt phân bổ địa lý, vườn trái cây của HAGL được trồng tại Việt Nam (2.111 ha), Lào (8.731 ha), và Campuchia (7.845 ha). HAGL dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ tăng tổng diện tích cây ăn trái lên 20.800ha. Công ty cho biết việc trồng nhiều loại trái cây khác nhau sẽ giúp giảm rủi ro liên quan đến sự thay đổi về nhu cầu của thị trường cũng như bệnh dịch.

 
 



Theo Nghị quyết của HĐQT vừa được HAGL công bố hôm 21-6-2017, HAGL tham gia vào dự án trồng cây ăn trái từ đầu năm 2016 và bắt đầu có nguồn thu vào cuối năm 2016. Để giúp công ty vượt khó khăn với mục tiêu lấy ngắn nuôi dài, công ty tận dụng quỹ đất dôi dư tại Việt Nam, Lào, và Campuchia để trồng các loại cây ăn trái. Theo kế hoạch năm 2017, mảng minh doanh cây ăn trái đóng góp rất lớn vào cơ cấu doanh thu của công ty năm 2017. Cụ thể như sau:

Chanh dây: Dự kiến năm 2017 thu được 56.250 tấn, mang lại doanh thu khoảng 1.055 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 437 tỷ đồng.

Thanh long: Dự kiến năm 2017 thu được 17.000 tấn, mang lại doanh thu khoảng 680 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 303 tỷ đồng.

Chuối: Dự kiến năm 2017 thu được 50.000 tấn, mang lại doanh thu khoảng 843 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 354 tỷ đồng.

Chanh dây đã đem lại nguồn thu cho HAGL một thời gian, trong khi đó chuối sẽ bắt đầu được bán vào tháng 7-2017, và tiếp đó sẽ là thanh long. Dự kiến doanh thu năm 2018 sẽ tăng mạnh vì diện tích thu hoạch mở rộng. Ngoài thanh long, chuối, chanh dây, các loại trái cây đang được “bầu” Đức chuẩn bị cung cấp cho thị trường là: xoài, nhãn, mít, chôm chôm, sầu riêng, bơ, bưởi da xanh, cam sành, cam xoàn, quýt, mãng cầu, ổi, và dừa.

 

 



Bán trái cây cùng.... Thegioididong

Sản phẩm đầu ra của trái cây mang thương hiệu HAGL hiện đang được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Thị trường chính của sản phẩm là Trung Quốc. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất  khẩu rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh từ 435 triệu USD năm 2014 lên 1,7 tỷ USD năm 2016. Trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,1 tỷ USD, tiếp tục tăng mạnh 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Qua việc chọn Trung Quốc làm thị trường chính, HAGL tận dụng lợi thế vị trí các vườn cây nằm gần Trung Quốc; khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, Lào, và Campuchia có thể trồng các loại trái cây mà Trung Quốc không có thế mạnh.

 

Vườn chuối của HAGL tại Campuchia. Nguồn: VCSC.
Vườn chuối của HAGL tại Campuchia. Nguồn: VCSC.


Ngoài xuất khẩu, HAGL cũng đang hướng đến thị trường trong nước thông qua hệ thống bán lẻ của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (Thegioididong). Được biết, hai bên đang trong quá trình đàm phán để cung cấp trái cây cho chuỗi siêu thị Bách hóa Xanh do Thegioididong sở hữu. Đây được xem là sự hợp tác khôn ngoan bởi Bách hóa Xanh mới gia nhập thị trường bán lẻ, đang cần nguồn cung rau quả với số lượng lớn, ổn định để đẩy mạnh tốc độ mở rộng chuỗi siêu thị. Trong khi đó HAGL cũng đang cần thiết lập một hệ thống tiêu thụ đủ lớn để tìm đầu ra cho sản phẩm.

HAGL cho biết giá vốn hàng bán đối với chanh dây là 12.000-13.000 đồng/kg, trong khi giá bán trung bình vào khoảng 20.000 đồng/kg. Như vậy, biên lợi nhuận gộp vào khoảng 35%-40%. Biên lợi nhuận từ trái cây cao là nhờ được trồng với quy mô lớn, cho phép HAGL bỏ qua nhiều khâu trung gian và bán trực tiếp cho các nhà phân phối lớn cũng như các chợ đầu mối ở Trung Quốc;  giá bán cao hơn so với giá của nông dân trong nước nhờ khả năng cung cấp sản lượng lớn, ổn định; khoảng cách cũng như thời gian mang sản phẩm đến thị trường ngắn, cho phép vận chuyển hiệu quả hơn và bảo quản trái cây tốt hơn;…

Theo infonet

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này