Tập chớp mắt để cải thiện chứng khô mắt, mỏi mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một người trung bình có thể chớp mắt 20 lần/phút. Nhưng khi đọc sách hay dùng điện thoại, xem tivi, máy tính, chúng ta chỉ chớp mắt 3 đến 8 lần/phút.

Dù chớp mắt chỉ diễn ra trong tích tắc nhưng chúng ta thực hiện chúng rất nhiều lần trong ngày. Tổng thời gian chớp mắt chiếm khoảng 10% thời gian thức, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

 

 Chớp mắt thường xuyên hơn có thể giúp cải thiện mỏi mắt, khô mắt ở người làm việc nhiều trên máy tính, điện thoại. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Chớp mắt thường xuyên hơn có thể giúp cải thiện mỏi mắt, khô mắt ở người làm việc nhiều trên máy tính, điện thoại. Ảnh: SHUTTERSTOCK


Tuy nhiên, số lần chớp mắt của chúng ta giảm đáng kể khi tập trung nhìn vào một thứ nào đó, đặc biệt là khi dùng các thiết bị công nghệ như lướt điện thoại, làm việc trên máy tính. Điều này tất nhiên gây hại cho mắt.

Chớp mắt không chỉ là phản xạ tự nhiên mà còn có tác dụng bôi trơn bề mặt nhãn cầu, đẩy bụi bẩn ra ngoài, giảm khô mắt, đồng thời nước mắt cũng cung cấp dinh dưỡng cần thiết và kích hoạt phản ứng trao đổi ô xy cho mắt.

Không những vậy, chớp mắt cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp các thông tin thị giác mà võng mạc tiếp nhận được sáng rõ hơn. Nếu chớp mắt quá ít, bề mặt nhãn cầu sẽ không được bôi trơn đúng cách và cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Hệ quả là làm tăng nguy cơ khô mắt, đau nhức, đỏ và nhìn mờ.

Ít chớp mắt cũng sẽ khiến bụi và các chất bẩn lưu lại trong mắt nhiều hơn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng mắt.

Tuy nhiên, cũng giống như các thói quen khác, mọi người hoàn toàn có thể rèn luyện để chớp mắt nhiều hơn khi đang đọc sách hay sử dụng điện thoại, lap top, máy tính bảng.

Để đảm bảo sức khỏe mắt, các chuyên gia khuyến cáo mọi người hãy dành 1 phút chớp mắt liên tục và thực hiện nhiều lần trong ngày. Trong những lần chớp mắt như vậy, hãy cố gắng chớp ít nhất 50 lần/phút, đồng thời đảo tròng mắt theo hướng lên, xuống, trái, phải.

Khi chớp, mọi người cần phải nhắm hẳn mắt lại nhưng cũng không cần nhắm chặt. Cách này có thể giúp cải thiện rõ rệt tình trạng mỏi mắt, khô mắt, nhất là với người thường làm việc trên máy tính.

Nếu bạn cảm thấy mình thường xuyên chớp mắt ít, đồng thời xuất hiện các triệu chứng như đỏ mắt, đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng, mắt tiết dịch, sưng, mờ hoặc gặp các vấn đề về thăng bằng thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra. Đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng mắt hoặc vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, theo Healthline.

Theo Ngọc Quý (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.