Tạo dựng lối sống văn hóa từ những hành động nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từng chút một, lối sống văn hóa cần được xây dựng từ những hành động nhỏ để tạo dựng cộng đồng văn minh.

1. “Phạt khủng” để xây dựng văn hóa giao thông là cách mà truyền thông nhắc đến về quy định tăng mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025. Theo nghị định mới, nhiều hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông như: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, lạng lách, đánh võng, mở cửa xe ô tô thiếu quan sát… bị tăng nặng mức xử phạt.

Những ngày đầu thực hiện Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, ý thức chấp hành trật tự, an toàn giao thông của người dân có sự chuyển biến rõ rệt. Xe đậu đúng làn, đúng vạch, tình trạng vượt đèn đỏ được giảm thiểu bởi người tham gia giao thông hiểu rõ hậu quả phải đối mặt là gánh nặng tài chính, có khi mất cả tháng lương do một lỗi vi phạm.

Ngoài ra, việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong phát hiện vi phạm; khuyến khích người dân phối hợp, cung cấp thông tin về các trường hợp vi phạm cũng giúp tăng tính răn đe, làm thay đổi ý thức chấp hành quy định pháp luật về giao thông của người dân, góp phần giảm thiểu tai nạn.

dsf.jpg
Người dân nghiêm túc chấp hành tín hiệu đèn giao thông kể từ khi Nghị định 168 có hiệu lực từ 1-1-2025. Ảnh: Internet

Dù vậy, tại các nút giao thông vắng bóng cảnh sát, một số người dân vẫn chưa chấp hành tín hiệu đèn giao thông, dừng sai vạch, vẫn vượt ẩu. Điều này đặt ra vấn đề nhất thiết phải xây dựng cho được văn hóa giao thông. Thực trạng đáng quan ngại liên tục xảy ra gần đây tại một số tỉnh, thành là việc giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực khi va chạm giao thông. Nhiều vụ ẩu đả xuất phát chỉ từ va chạm nhỏ dẫn đến người thì thương vong, kẻ bị xử lý hình sự.

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, văn hóa giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông; tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện. Các hình thức xử phạt mạnh tay đã được áp dụng. Tuy nhiên, để xây dựng văn hóa giao thông thì không chỉ dựa vào quy định chế tài xử phạt.

Bản thân người viết bài này từng chứng kiến có những trường hợp dừng xe chờ đèn xanh dù đêm đã khuya, ngã tư đường không một bóng người. Có thể gọi đó là đỉnh cao của sự tự giác chấp hành hay cũng là lòng tự trọng của một công dân thượng tôn pháp luật. Giữa nhiều hình ảnh xấu xí phơi bày do vi phạm, va chạm giao thông, vẫn có những người giữ được thái độ bình tĩnh, văn minh, lịch sự khi gặp sự cố với tâm niệm: “Một sự nhịn, chín sự lành”.

2. Xây dựng lối sống văn hóa bắt đầu từ những việc đơn giản hàng ngày như “văn hóa đổ rác”. Nhiều du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc khi mới sang đã rất ngỡ ngàng với cách xử lý, phân loại rác thải cực kỳ tỉ mỉ của người dân sở tại. Các quốc gia này quy định phạt rất nặng, thậm chí nêu tên trường hợp vi phạm nếu không chấp hành quy định, không phân loại rác, vứt rác bừa bãi, vứt rác từ xe hơi… Với một số loại rác cồng kềnh, người dân còn bị thu thêm phí thu gom. Trong khi đó, ở ta, sự tùy tiện đổ rác vẫn là chuyện... “muôn năm cũ”.

Phổ biến là tình trạng xả rác bừa bãi nơi công cộng, những sự kiện tập trung đông người. Cho dù bạn trẻ yêu môi trường phát động rất nhiều hoạt động chung tay dọn sạch rác để “giải cứu” những điểm đến ưa thích như đồi thông Ia Dêr (huyện Ia Grai), đập Tân Sơn (huyện Chư Păh), núi Đá (TP. Pleiku)… nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn, tình trạng xả rác bừa bãi... đâu lại hoàn đấy.

nguoi-dan-lang-brel-xa-ia-der-huyen-ia-grai-thue-xe-den-thu-gom-rac-tai-bai-rac-tu-phat-anh-lam-nguyen.jpg
Người dân làng Brel (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) thuê xe đến thu gom rác tại bãi rác tự phát. Ảnh: L.N

Mới đây, bức xúc vì trên con đường thơ mộng dẫn vào làng mọc lên một núi rác do những người thiếu ý thức từ nơi khác mang đến vứt bỏ, gây mất mỹ quan và ô nhiễm nghiêm trọng, người dân làng Brel (xã Ia Dêr) đã đóng góp kinh phí thuê xe rác đến thu gom. Thế nhưng, đến buổi chiều, một số bao rác đã lại chễm chệ “tập kết” tại khu vực gần đó. Sự ích kỷ của một số người chỉ quan tâm đến sự sạch sẽ nhà mình, mặc kệ môi trường đã đẩy nỗ lực sống xanh rơi vào bế tắc.

Và đâu đó vẫn còn những lời phàn nàn về văn hóa xếp hàng, văn hóa ăn buffet, văn hóa giữ trật tự nơi công cộng… của những người vô tư bất chấp luật lệ. Phương cách lâu dài, bền vững là cùng với áp dụng nghiêm chế tài thì cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền, hình thành cho được lối sống văn hóa cho người dân, quyết liệt thay đổi thói quen xấu, giảm thiểu những hình ảnh phản cảm.

Cùng với đó, tạo nên dư luận xã hội mạnh mẽ lên án hành vi kém ý thức, để họ biết xấu hổ vì hành động không đẹp, phản cảm. Chỉ khi đó xã hội mới thật sự kỷ cương, tiến bộ, văn minh.

Có thể bạn quan tâm

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.