Tạo đột phá từ cánh đồng lúa một giống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm xây dựng cánh đồng lúa một giống chất lượng cao và mô hình sản xuất lúa nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vụ mùa 2022, thị xã An Khê đã đưa giống lúa HN6, J02, ĐT100 vào gieo sạ khảo nghiệm trên diện tích gần 200 ha. Thời điểm này, cây lúa đang vào độ chín, hứa hẹn mùa vàng bội thu.
Theo số liệu thống kê, hàng năm, tổng diện tích lúa nước trên địa bàn thị xã An Khê khoảng 1.400 ha, trong đó, vụ Đông Xuân 600 ha, vụ mùa 800 ha. Lâu nay, người dân quen gieo trồng các loại giống cũ, dễ xảy ra sâu bệnh gây hại cây trồng và việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng bị hạn chế. Để thay đổi tập quán này, vụ mùa 2022, thị xã xây dựng phương án sản xuất cánh đồng lúa một giống chất lượng cao. 
Có 876 hộ nông dân ở các xã, phường: Tú An, Song An, Thành An, Xuân An, Cửu An, An Phước và Tân An tham gia mô hình cánh đồng sản xuất lúa một giống chất lượng cao. Người dân được hỗ trợ 70% giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Cùng với đó, các hộ dân có trách nhiệm đối ứng 30% giống lúa, chủ động đảm bảo 100% vật tư nông nghiệp, công lao động… Tổng kinh phí thực hiện mô hình hơn 9,7 tỷ đồng, trong đó, thị xã hỗ trợ 556 triệu đồng.
Người dân phường An Phước (thị xã An Khê) tham gia mô hình gieo trồng giống lúa J02 trên cùng cánh đồng. Ảnh: Ngọc Minh
Người dân phường An Phước (thị xã An Khê) tham gia mô hình gieo trồng giống lúa J02 trên cùng cánh đồng. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Nguyễn Văn Tiền (tổ 2, phường An Phước) cho hay: Đây là vụ đầu tiên gia đình ông gieo sạ giống lúa mới. Qua theo dõi nhận thấy, thời điểm xuống giống sớm cộng với cây lúa có chu kỳ sinh trưởng ngắn có thể tránh mưa bão cuối vụ, thân cây khá cứng hạn chế ngã đổ. Cả cánh đồng dùng một giống, gieo sạ đồng loạt cũng hạn chế sâu bệnh. “Sau khi thu hoạch, nếu giống lúa J02 đạt năng suất cao, chúng tôi sẽ nhân rộng trong những vụ sau”-ông Tiền nói.
Trước đây, anh Đặng Hoàng Sinh (thôn An Điền Bắc, xã Cửu An) chỉ gieo sạ một số giống lúa truyền thống. Vụ mùa 2022, được thị xã hỗ trợ giống, gia đình dành toàn bộ diện tích gieo sạ giống lúa HN6. Anh chia sẻ: “Thị xã hỗ trợ 10 kg lúa giống/sào và hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc giống lúa mới. Áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất nên cây lúa sinh trưởng, phát triển khá tốt, hứa hẹn vụ mùa thắng lợi”.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Khê trao đổi kiến thức cơ bản trong sản xuất lúa nước cho người dân làng Pơ Nang (xã Tú An). Ảnh: Ngọc Minh
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Khê trao đổi kiến thức cơ bản trong sản xuất lúa nước cho người dân làng Pơ Nang (xã Tú An). Ảnh: Ngọc Minh
Vụ mùa năm nay, xã Cửu An có 300 hộ dân tham gia gieo sạ giống lúa J02 và HN6 với diện tích hơn 73 ha tại các cánh đồng: Bàu Làng, Bàu Mười Thiên, Bàu Lơn Sình, Bàu Phụng, Bàu Chánh, Bàu Lớn Cây Sanh, Bàu Giáng Hương. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thị Phúc cho hay: “Hầu hết diện tích lúa phụ thuộc vào nguồn nước từ các bàu đập. Việc triển khai cánh đồng lúa một giống có nhiều lợi ích thiết thực như: hạn chế thất thoát nước, kiểm soát, kịp thời phòng ngừa sâu bệnh, hạn chế tình trạng lai tạp các giống lúa dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm và việc ứng dụng máy móc vào sản xuất, thu hoạch cũng thuận lợi hơn”.
Trao đổi với P.V, ông Đặng Thanh Hà-Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Khê-cho biết: “Mô hình cánh đồng sản xuất lúa một giống chất lượng cao nhằm tăng năng suất, chất lượng cây lúa nước và tăng thu nhập người dân. Đặc biệt, việc xây dựng cánh đồng lúa một giống, chất lượng cao sẽ là tiền đề để kêu gọi doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị bền vững và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo của địa phương”.
NGỌC MINH
 

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.