Tăng 5 bậc, Việt Nam lọt tốp 20 quốc gia thu hút FDI nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) mới công bố cho thấy, với số vốn FDI 16 tỉ USD năm 2020, lần đầu tiên, Việt Nam lọt tốp 20 nước thu hút FDI nhất thế giới.

Trong năm 2020, thu hút FDI của Việt Nam đạt 16 tỉ USD, đứng thứ 19 thế giới về thu hút FDI - Ảnh: Ngọc Thắng
Trong năm 2020, thu hút FDI của Việt Nam đạt 16 tỉ USD, đứng thứ 19 thế giới về thu hút FDI - Ảnh: Ngọc Thắng


Trong năm 2020, dẫn đầu tốp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là Mỹ với 156 tỉ USD (năm 2019 là 261 tỉ USD), Trung Quốc vị trí thứ 2 với 149 tỉ USD, Hồng Kông 149 tỉ USD, Singapore 94 tỉ USD (năm 2019 114 tỉ USD), Ấn Độ 64 tỉ USD… Việt Nam ở vị trí 19 với thu hút FDI năm 2020 16 tỉ USD, tăng 5 bậc so với năm 2019 và cao hơn Nhật vị trí thứ 20 với 10 tỉ USD.

Theo báo cáo này, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu dự kiến sẽ chạm đáy vào năm 2021 và phục hồi một phần với mức tăng khoảng 10-15%. Dòng vốn FDI toàn cầu năm 2020 đã giảm 35% xuống còn 1.000 tỉ USD từ mức 1.500 tỉ USD năm 2019.

Báo cáo cho rằng, việc tăng cường đầu tư để hỗ trợ phục hồi bền vững và toàn diện sau đại dịch đang được coi là ưu tiên chính sách trên toàn cầu. Mục tiêu này đòi hỏi các nền kinh tế phải thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chuyển đổi năng lượng, cũng như tăng cường tính tự cường của các nền kinh tế, cùng với việc chú trọng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Đặc biệt, việc đóng cửa biên giới trên khắp thế giới để đối phó với đại dịch Covid-19 đã làm trì hoãn các dự án đầu tư hiện có và triển vọng suy thoái khiến các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) phải đánh giá lại các dự án mới. Sự sụt giảm trong vốn FDI nghiêm trọng hơn ở các nền kinh tế phát triển. Tại các nền kinh tế này, vốn FDI đã giảm tới 58%. FDI vào các nền kinh tế đang phát triển giảm ít hơn, chỉ ở mức 8%. Theo đó, các nền kinh tế đang phát triển hiện chiếm 2/3 tổng vốn FDI toàn cầu, tăng so với mức gần 1/2 trong năm 2019.

Tác động của đại dịch đối với dòng vốn FDI toàn cầu tập trung vào nửa đầu năm 2020. Số lượng dự án mới giảm, các thương vụ mua bán sáp nhập cũng giảm khiến dòng vốn đầu tư vào cổ phần giảm 50%. Đặc biệt, xét về địa lý, báo cáo cho thấy, trong khi dòng vốn FDI đi các châu lục khác đều giảm mạnh, tại châu Á lại tăng 4%. Cụ thể, FDI năm 2020 vào khu vực châu Mỹ Latin và Caribbean giảm 45%, châu Phi giảm 16%, châu Á tăng 4%. Năm 2020, FDI khu vực châu Á chiếm 1 nửa vốn FDI toàn cầu.

Theo NGUYÊN NGA (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng thuế điện tử (eTax). Ảnh: Internet

Toàn bộ hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

(GLO)- Theo thông tin Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế) cho biết, từ 8 giờ ngày 17-3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12-3 đến 8 giờ ngày 17-3) để phục vụ nâng cấp, chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.

Theo công bố của Cục Thuế tỉnh Gia Lai, có 83.053 hóa đơn điện tử đủ điều kiện tham gia kỳ lựa chọn "Hóa đơn may mắn" quý III năm 2024. Ảnh: Sơn Ca

Gia Lai có 334 người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (trước đây) về việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai có 334 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Bắt kịp xu thế

Bắt kịp xu thế

Liên quan quản lý tiền kỹ thuật số (tiền số, 'tiền ảo'), Tổng Bí thư Tô Lâm vừa nhấn mạnh không để chậm chân, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới cũng như những phương thức giao dịch hiện đại.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.