Tân An dồn sức về đích nông thôn mới nâng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xã Tân An (huyện Đak Pơ) được UBND tỉnh Gia Lai công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2013. Từ đó đến nay, xã tiếp tục tập trung đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí và phấn đấu “cán đích” NTM nâng cao vào cuối năm 2021.
Huy động nội lực
Xã Tân An có 3.093 hộ với 11.117 khẩu. Nhằm chung sức xây dựng xã NTM nâng cao, những năm qua, người dân đã đóng góp hàng tỷ đồng để đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. Riêng từ năm 2020 đến nay, bà con đã tự nguyện hiến 35.510 m2 đất, đóng góp hơn 252 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn; trên 500 triệu đồng lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng trên các tuyến đường thôn xóm.
Cũng như nhiều hộ dân trong thôn Tân Định, ông Võ Thành đã tự nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn. Ông chia sẻ: “Đường giao thông kiên cố sẽ giúp người dân đi lại thuận lợi, các cháu đi học dễ dàng, bộ mặt thôn xóm sạch đẹp hơn. Vì vậy, tôi và bà con luôn sẵn sàng đóng góp công sức, tiền của, đồng lòng chung sức cùng chính quyền xây dựng xã NTM nâng cao”. 
Làm đường ra khu sản xuất tại thôn Tân Định (xã Tân An, huyện Đak Pơ) giúp người dân đi lại, vận chuyển nông sản thuận lợi. Ảnh: Ngọc Minh
Làm đường ra khu sản xuất tại thôn Tân Định (xã Tân An, huyện Đak Pơ) giúp người dân đi lại, vận chuyển nông sản thuận lợi. Ảnh: Ngọc Minh
Gần 2 năm nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và các tổ chức thành viên đã tổ chức hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua chung tay xây dựng xã NTM nâng cao. Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã xuất 30 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ hộ nghèo. Hội viên phụ nữ xã trồng 17 km con đường hoa, hàng rào xanh, giúp đỡ 12 hộ hội viên thoát nghèo bền vững; đào 42 hố xử lý rác thải và thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Phát huy tinh thần xung kích tình nguyện, đoàn viên, thanh niên tổ chức 9 đợt “Ngày chủ nhật xanh tình nguyện”, “Thứ bảy tình nguyện”... Ông Hồ Như Duy-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã-khẳng định: “Thời gian qua, Mặt trận và các hội đoàn thể đã có nhiều hoạt động, việc làm thiết thực, góp phần duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM”.
Hoàn thành tiêu chí
Đến nay, 100% đường trục xã, liên xã, đường thôn, ngõ xóm trên địa bàn xã Tân An được thảm nhựa, bê tông hóa và 86,8% đường trục nội đồng được cứng hóa. 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia và nhiều tuyến đường thôn, xóm có hệ thống đèn chiếu sáng; 100% thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,52%; không có nhà tạm, nhà dột nát. Công tác giáo dục-đào tạo thường xuyên được quan tâm, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%; tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; 100% trường học đạt chuẩn theo quy định.
Bộ mặt nông thôn (xã Tân An, huyện Đak Pơ) khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Ngọc Minh
Bộ mặt nông thôn xã Tân An (huyện Đak Pơ) ngày càng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Ngọc Minh
Về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, cùng với quy hoạch vùng chuyên canh rau, cánh đồng mía lớn và lúa một giống, xã tăng cường triển khai một số mô hình sản xuất như: trồng măng tây xanh, sản xuất rau an toàn trong nhà màng, hỗ trợ bò sinh sản… nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 45,7 triệu đồng/năm; 100% dân số trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên. Toàn xã chỉ còn 36 hộ nghèo, chiếm 1,17% tổng số hộ.
Đến nay, xã Tân An đã đạt 17/19 tiêu chí NTM nâng cao; còn 2 tiêu chí chưa đạt là xây dựng Đảng bộ xã trong sạch vững mạnh và hệ thống nước tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho 100% hộ dân. Ông Lê Kim Ngọc-Chủ tịch UBND xã Tân An-cho biết: Ngay từ đầu năm, Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể xã đã nỗ lực thực hiện những chỉ tiêu đã đề ra, phấn đấu đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” vào cuối năm 2021. “Hiện nay, một số hộ dân đang sử dụng nước sinh hoạt từ hệ thống nước sạch tập trung do Nhà máy nước Sài Gòn-An Khê cung cấp. Tuy nhiên, hệ thống đường ống chỉ đảm bảo cung cấp cho 842/3.093 hộ. Vì vậy, chúng tôi đã làm tờ trình xin huyện hỗ trợ kinh phí làm hệ thống đường ống dẫn nước chạy qua các hộ dân còn lại, đảm bảo cung cấp nước sạch cho 100% hộ dân, giúp xã hoàn thành tiêu chí”-ông Ngọc thông tin.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...