Tấm lòng thầy thuốc "quân hàm xanh"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những việc làm cụ thể của các thầy thuốc “quân hàm xanh” không chỉ thực hiện tốt việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân ở khu vực biên giới mà còn góp phần không nhỏ trong việc xây dựng, củng cố thế trận lòng dân.
“Bác sĩ Biên phòng nhiệt tình lắm!”
Theo kế hoạch, hàng năm, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai triển khai một số đoàn y-bác sĩ về các xã biên giới khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân. Tuy nhiên, trong năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên hoạt động này đã bị gián đoạn.
Đến trung tuần tháng 11, đoàn y-bác sĩ “quân hàm xanh” mới có những chuyến đi đầu tiên về 2 xã biên giới Ia O và Ia Chía (huyện Ia Grai). Gần 800 lượt người dân của 2 xã được các y-bác sĩ tận tình khám bệnh, cấp thuốc, tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe.
Cầm bịch thuốc trên tay, bà Ksor Phiap (làng Beng, xã Ia Chía) cho biết: “Bác sĩ khám bệnh nói mình bị đau dạ dày và cho thuốc về uống. Bác sĩ dặn mình phải ăn uống đúng giờ, không được uống rượu, phải ăn thức ăn đã được nấu chín”.
Còn bà Ksor H’Lim (làng Cúc, xã Ia O) cứ luôn miệng nói lời cảm ơn sau khi được bác sĩ khám bệnh, kê đơn thuốc. Vài năm gần đây, mỗi khi thời tiết thay đổi, bà H’Lim lại bị đau nhức toàn thân. Song do điều kiện kinh tế khó khăn nên chỉ khi nào đau quá bà mới mua thuốc để uống, còn không cứ để vài ngày... sẽ bớt.
“Các y-bác sĩ Biên phòng nhiệt tình lắm! Mình sẽ nghe theo lời bác sĩ dặn, uống thuốc đủ liều, không làm việc quá nặng và khi nào đau phải đi khám để lấy thuốc chứ không tự ý mua thuốc về uống”-bà H’Lim cảm kích nói. 
Đoàn y-bác sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh khám bệnh cho người dân xã Ia O (huyện Ia Grai). Ảnh: Anh Huy
Đoàn y-bác sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh khám bệnh cho người dân xã Ia O (huyện Ia Grai). Ảnh: Anh Huy
Qua 2 ngày trực tiếp khám bệnh cho người dân, Trung tá Tô Tiến Bắc-quyền Chủ nhiệm Quân y Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh-cho hay: Người dân chủ yếu mắc các bệnh về thoái hóa đốt sống, bệnh khớp, dạ dày; còn trẻ nhỏ thì bị giun sán.
Theo Trung tá Bắc, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống, thói quen làm việc, cách ăn uống chưa khoa học... Mặt khác, đa phần người dân vẫn còn khá chủ quan trong việc quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân, chỉ khi nào đau quá mới tìm đến các cơ sở y tế để khám hoặc tự mua thuốc về uống. Hiểu được những khó khăn cũng như sự mong mỏi của người dân nên trong mỗi đợt về cơ sở khám bệnh, các thầy thuốc “quân hàm xanh” luôn chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang-thiết bị, thuốc men... để phục vụ nhu cầu khám bệnh.
Điểm tựa của người dân biên giới
Theo Đại tá Nguyễn Văn Nghị-Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, việc quan tâm, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân khu vực biên giới được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người lính Biên phòng. Do vậy, hàng năm, ngoài triển khai các đoàn y-bác sĩ về cơ sở, Bộ Chỉ huy cũng chỉ đạo các Đồn Biên phòng duy trì có hiệu quả Phòng khám Quân-dân y kết hợp và tăng cường cán bộ quân y đơn vị xuống địa bàn khám bệnh cho người dân khi cần.
Các y-bác sĩ cấp thuốc cho người dân xã biên giới Ia Chía. Ảnh: Anh Huy
Các y-bác sĩ cấp thuốc cho người dân xã biên giới Ia Chía (huyện Ia Grai). Ảnh: Anh Huy
Dọc tuyến biên giới của tỉnh hiện có 5 Phòng khám Quân-dân y kết hợp do lực lượng quân y của 5 Đồn Biên phòng phụ trách. Các anh thường xuyên phối hợp với y tế cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia đầy đủ các chương trình tiêm chủng mở rộng, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; theo dõi, nắm chắc tình hình dịch bệnh, tham mưu giúp đơn vị, địa phương có biện pháp phòng-chống kịp thời.
Thiếu tá Trần Anh Tuấn-phụ trách Phòng khám Quân-dân y kết hợp Đồn Biên phòng Ia Mơr (huyện Chư Prông) thông tin: “Cùng với việc khám, điều trị, chúng tôi cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhằm giúp bà con có thêm kiến thức, kỹ năng, từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen trong ăn uống, sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh để phòng tránh một số bệnh thông thường”.
Từ đầu năm 2020 đến nay, các đơn vị trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tiến hành khám bệnh, cấp thuốc cho 2.034 lượt người. Đề cập đến vấn đề này, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết thêm: Thời gian tới, cùng với duy trì hoạt động khám bệnh, cấp thuốc, các đơn vị tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn để người dân nâng cao ý thức, nhận thức trong phòng-chống dịch bệnh. Đặc biệt, các đơn vị phối hợp với nhà trường để tuyên truyền, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học sinh trong việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.