Tấm bằng tốt nghiệp đại học đổi bằng nước mắt của cha con nam sinh bại liệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuấn liệt gần toàn thân, không thể tự đi lại, di chuyển khó khăn bằng cách trườn. 16 năm qua cậu được cha cũng bị bại liệt bán thân đưa đến trường. Hôm nay, Tuấn cầm trên trên tay tấm bằng đại học loại giỏi.

 Cha bị liệt bán thân nhưng vẫn đưa Tuấn đến trường suốt 16 năm qua Nguyễn Loan
Cha bị liệt bán thân nhưng vẫn đưa Tuấn đến trường suốt 16 năm qua Nguyễn Loan


Dành tấm bằng đại học để tặng cha

Trong ngày nhận bằng tốt nghiệp đại học, Tuấn lên sân khấu bằng xe lăn, chiếc xe gắn liền với cậu nhiều năm nay trên đường đến trường. Phía dưới mọi người vỗ tay chúc mừng còn Tuấn thì lặng lẽ rơi nước mắt. Với Tuấn, để có được tấm bằng này, hai cha con cậu đã đổ rất nhiều nước mắt, mồ hôi.

Bốn năm trước khi nhận học bổng ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Hoa Sen, cầm trên tay giấy báo nhập học cả hai cha con Hoàng Việt Tuấn (22 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) đều lặng lẽ khóc. Ông Hoàng Việt Tiến (cha Tuấn) khóc vì không biết những ngày tới sẽ đưa con đến trường bằng cách nào?

Hơn chục năm qua ông đều là người đưa đón Tuấn đi học, nhưng đó là khi còn học phổ thông ở trường gần nhà. Vào đại học, trường có nhiều cơ sở, có những cơ sở cách nhà cả chục km, có cơ sở là những tòa nhà cao tầng, Tuấn sẽ lên lớp bằng cách nào khi bản thân ông cũng bị tai biến trước đó không thể tự đứng dậy.

Còn Tuấn khóc vì có lúc khó khăn quá nghe cha bảo “thôi con ạ, mình học tới đây thôi, cha sợ không lo cho con được nữa”. Tuấn cũng khóc vì biết phía trước mình là chuỗi ngày chông gai và chính bản thân cậu cũng tự hỏi “với tình trạng sức khỏe của mình, học xong rồi có ai dám nhận mình vào làm không, khi đến những sinh hoạt cơ bản cho bản thân mình cũng không tự lo được”.

Nhưng rồi, sau những đêm trằn trọc, nhận được những lời động viên cả Tuấn và cha mỗi ngày lại lặng lẽ đến trường. Tuấn đi xe lăn điện phía trước, còn ông Tiến chạy xe ba bánh lặng lẽ theo sau. Có những hôm, Tuấn học ở cơ sở quận 1, 7 giờ 30 vào học thì 4 giờ sáng, hai cha con Tuấn đã thức dậy.

Tuấn vận động rất khó khăn, nên cả hai cha con phải dậy sớm để vệ sinh, chuẩn bị áo quần, sách vở. Tốc độ chạy xe của 2 cha con cũng rất chậm nên có khi phải mất cả 2 giờ đồng hồ để chạy từ quận 12 xuống quận 1. Vì nhà quá xa, nên trong lúc Tuấn vào học ông Tiến tấp xe vào hành lang, ngồi chờ con 2-3 giờ đồng hồ để đón con về. Những hôm trời mưa, ông lặng lẽ mặc áo mưa, cứ thế ngồi chờ con…

Còn với Tuấn, khó khăn càng gấp bội vì tự bản thân không thể vận động, di chuyển trong khi một số cơ sở học không có thang máy. Lên được phòng học Tuấn phải nhờ bạn bè, giáo viên và cả bảo vệ trường trong suốt 4 năm qua.

 

PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện - Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, chia sẻ niềm vui với cha con Tuấn trong ngày tốt nghiệp
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện - Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, chia sẻ niềm vui với cha con Tuấn trong ngày tốt nghiệp


“Mẹ em mất đột ngột khi em còn học phổ thông, lúc đó hai cha con đã rất hụt hẫng vì mẹ là người 'lành lặn' duy nhất trong nhà, là chỗ dựa cho cha con em. Em đã nghĩ tới việc bỏ học và rơi vào tình trạng chán nản, nhưng bạn bè, thầy cô động viên và có cha hỗ trợ, em mới đi được đến ngày hôm nay. Em muốn dành tấm bằng đại học để tặng cha, người đã vất vả chăm sóc, đưa đón em suốt thời gian qua và gửi lời cảm ơn đến bạn bè, thầy cô, những người đã hỗ trợ em rất nhiều ”, Tuấn chia sẻ.

Tốt nghiệp loại giỏi và lọt tốp 10 của khoa

Ngày hôm nay, Tuấn nhận bằng cử nhân chính quy loại giỏi, không những vậy, cậu còn lọt tốp 10 hạng đầu của ngành Công nghệ thông tin, Khoa Công nghệ thông tin, với điểm trung bình tích luỹ là 3.24 (thang điểm 4.0).

Để chuẩn bị cho ngày trọng đại này, cha con Tuấn lại lật đật dậy từ lúc 4 giờ sáng. Tuấn mặc lên người bộ đồ sơ mi quần đen, áo trắng tươm tất. Trong khi con tiến vào sân khấu để nhận bằng, phía bên ngoài, ông Tiến lại lặng lẽ ngồi trên chiếc xe ba bánh để chờ con. Vì chân bị liệt ông không thể vào hội trường để chứng kiến được giây phút con nhận bằng.

“Như vậy là đủ rồi, con nó nhận bằng là mình vui lắm rồi, những năm gần đây Tuấn cũng tự kiếm được việc làm, có thu nhập nên mình yên tâm phần nào. Trước đây, khi mẹ nó mất tôi lo lắm, tôi chỉ lo bản thân mình già yếu hay có việc gì, nếu chỉ còn mình nó thì không biết con sẽ sống sao. Nhưng bây giờ, nhìn con trưởng thành, tốt nghiệp đại học, có thể tự lập nuôi thân tôi không còn lo lắng như trước nữa”, ông Tiến nói với đôi mắt đỏ hoe.

 

 Cha con Tuấn trong ngày nhận bằng đại học, với ông Tiến, từ nay bớt đi một nỗi lo khi con đã trưởng thành hơn
Cha con Tuấn trong ngày nhận bằng đại học, với ông Tiến, từ nay bớt đi một nỗi lo khi con đã trưởng thành hơn


“Khi quyết tâm đi học đại học em biết rằng bản thân thua thiệt hơn bạn bè rất nhiều, lại thấy cha ngày ngày lầm lũi đi chợ, cơm nước, vất vả theo mình đến trường hằng ngày nên em luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng, cố gắng hơn bạn bè gấp 100 lần thì mới không phụ lòng cha và mọi người. Nghĩ vậy nên em lao đầu vào học và làm những công việc liên quan đến chuyên ngành của mình với hy vọng có thể tìm một công việc phù hợp, kiếm được tiền để đỡ đần, báo đáp cha và cũng là để khẳng định mình ‘tàn nhưng không phế’. Cứ vậy, dù trời nắng hay mưa, dù có những sáng thức dậy toàn thân đau mềm, em vẫn nhờ cha chở đến trường”, Hoàng Việt Tuấn chia sẻ.

Về công việc sắp tới, Tuấn cho biết từ năm 2 đại học cậu đã bắt đầu biết lập trình, thiết kế game. Ngoài những giờ lên trường, Tuấn dành phần lớn thời gian bên bộ máy tính bàn cũ kỹ cùng nhiều đêm thức trắng. Cứ thế, đều đặn 3 - 4 tháng anh chàng lại cho ra một dự án mới, rồi sau đó nhượng lại cho các nhà phát hành game. Với công việc tự do này, Tuấn cho biết thu nhập quân bình của mình không dưới 10 triệu đồng mỗi tháng. Và dù nhận được khá nhiều lời mời hợp tác, làm việc từ các công ty công nghệ với mức thu nhập tốt nhưng hiện Tuấn vẫn duy trì công việc thiết kế game.

“Mình cứ cố gắng thật nhiều thì chắc cuộc sống rồi sẽ ổn”, Tuấn cười nói trong ngày nhận bằng tốt nghiệp đại học.

 

Theo NGUYỄN LOAN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu. Ảnh: Hà Bắc

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu

(GLO)- Ngày 16-1, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an huyện Đak Pơ tổ chức hoạt động trải nghiệm kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và thực tập phương án chữa cháy, CNCH tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu (xã Phú An).

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.