Tại sao các trận của Việt Nam tại vòng bảng AFF Cup 2022 lại không có VAR?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã đồng ý với đề xuất của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về việc đưa VAR vào sử dụng tại AFF Cup 2022, nhưng không phải tất cả các trận.
Vì đại dịch Covid-19 nên AFF Cup 2020 đã bị hoãn lại đến gần 1 năm và thể thức thi đấu cùng phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. AFF Cup 2020 được tiến hành thi đấu tập trung tại một quốc gia duy nhất. Nhưng đến AFF Cup 2022 dự kiến vào tháng 12.2022, nhiều khả năng thể thức sẽ trở lại như AFF Cup 2018.

Tối 1.1.2021, trưởng đoàn đội tuyển Việt Nam (trái) nhận thưởng cho tấm huy chương đồng AFF Cup 2020. Ảnh: Chụp màn hình
Tối 1.1.2021, trưởng đoàn đội tuyển Việt Nam (trái) nhận thưởng cho tấm huy chương đồng AFF Cup 2020. Ảnh: Chụp màn hình
Các đội Đông Nam Á chia thành 2 bảng, đấu vòng tròn một lượt tính đến, chọn hai đội nhất - nhì mỗi bảng vào bán kết. Tại bán kết, sẽ thi đấu lượt đi lượt về trên sân nhà sân khách. Điều khác biệt lớn nhất của AFF Cup 2022 chính là lần đầu tiên AFF sẽ đưa công nghệ VAR vào sử dụng.
Tại bán kết lượt đi AFF Cup 2020, trọng tài người Qatar đã có nhiều quyết định thiếu chính xác đối với cả tuyển Việt Nam và đội Thái Lan. Nhưng các quyết định gây thiệt thòi cho Việt Nam chiếm tỷ lệ cao hơn. Vì thế, VFF đã tức tốc có công văn kiến nghị lên AFF, yêu cầu chấn chỉnh lại công tác trọng tài và đề xuất nên sử dụng VAR càng sớm càng tốt, mà cụ thể là ở AFF Cup 2022.

Trọng tài Adba điều hành không tốt trận Việt Nam gặp Thái Lan tại bán kết lượt đi AFF Cup 2020. Ảnh: AFP
Trọng tài Adba điều hành không tốt trận Việt Nam gặp Thái Lan tại bán kết lượt đi AFF Cup 2020. Ảnh: AFP
Một quan chức của AFF đã chia sẻ với Báo Thanh Niên, lãnh đạo cao cấp nhất của AFF tuy đồng ý với đề xuất mang tính cách mạng của VFF nhưng cũng bày tỏ rằng rất khó áp dụng VAR ở các trận của vòng bảng AFF Cup 2022.
Tổng cộng số trận ở vòng bảng AFF Cup là 20 trận (10 trận/bảng). Kinh phí đầu tư cho VAR là rất đắt đỏ. Chưa kể số lượng nhân công phục vụ VAR phải rất dồi dào, gồm đội ngũ kỹ thuật, trọng tài VAR, giám sát VAR. AFF và các liên đoàn thành viên chưa đủ điều kiện để phục vụ.

VAR được lắp đặt tại sân Mỹ Đình phục vụ trận gặp Nhật Bản ở vòng loại thứ 3 World Cup. Ảnh: Hoàng Quân
VAR được lắp đặt tại sân Mỹ Đình phục vụ trận gặp Nhật Bản ở vòng loại thứ 3 World Cup. Ảnh: Hoàng Quân
Hiện tại, giải vô địch bóng đá quốc gia tại các nước Đông Nam Á chưa sử dụng VAR nên việc áp dụng VAR tại vòng bảng AFF Cup 2022 khó thành hiện thực. Như vậy, các trận đấu của đội tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Cup 2022 cùng như tất cả các trận khác của bảng A và B, các trọng tài vẫn không được hỗ trợ bởi công nghệ VAR.
Chỉ khi đến vòng bán kết AFF Cup, số trận chỉ còn 4 trận (lượt đi, lượt về), VAR mới được áp dụng. Dĩ nhiên, 2 trận chung kết AFF Cup 2022 cũng sẽ có công nghệ VAR.
Theo Trung Ninh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.