Suýt hoại tử chân vì tắc mạch máu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nữ bệnh nhân 78 tuổi ở TP HCM vào viện trong tình trạng sốt cao, chân trái phù nề đau đớn, không đi lại được.

Bác sĩ can thiệp mạch máu cho bệnh nhân. Ảnh: M.T
Bác sĩ can thiệp mạch máu cho bệnh nhân. Ảnh: M.T



Bác sĩ phát hiện động mạch ngoại biên của bệnh nhân bị hẹp nên máu không lưu thông xuống chân, có thể phải tháo khớp chân để bảo toàn tính mạng. May mắn bệnh nhân được điều trị thành công bằng phương pháp tái thông mạch máu bằng can thiệp nội mạch qua ống.

Phó giáo sư Mahen, Trưởng Khoa Can thiệp Mạch máu, Bệnh viện Quốc tế City cho biết can thiệp nội mạch qua ống stent đưa vào chỗ bị tắc mạch được xem là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Hiện chân trái không còn đau đớn như trước, bệnh nhân đang tập đi lại.

 Bệnh mạch máu ngoại biên là các bệnh của hệ động mạch, ngoại trừ bệnh về tim và mạch máu não. Bệnh bao gồm những tổn thương hoặc thuyên tắc ảnh hưởng đến các mạch máu nằm cách xa tim. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến hệ động mạch ở chân và bàn chân. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể hoại tử chi, phải tháo khớp hoặc cắt bỏ chi, đối mặt nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong.

Khoảng 1/2 trường hợp bệnh không có triệu chứng ban đầu. Dấu hiệu thường gặp là đau chân khi đi bộ, cơn đau biến mất trong vài phút sau khi ngừng đi, dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác khiến người bệnh chủ quan.

Các mạch máu ở ngoại biên bị hẹp hoặc tắc thường là do xơ vữa động mạch, dẫn tới thiếu máu nuôi các cơ quan như thận, các chi của cơ thể. Cải thiện bệnh bằng cách thay đổi lối sống, bỏ hút thuốc, tập luyện thể dục thường xuyên, giữ đường huyết ổn định, giảm cholesterol máu, kiểm soát huyết áp, dùng thức ăn năng lượng thấp và ít chất béo bão hòa, duy trì cân nặng lý tưởng...

Mỹ Lê (VNE)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.