Suy gan, suy thận sau khi ăn mật cá trắm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trung tâm chống độc-Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hiện đang phải lọc máu, điều trị tích cực cho 2 bệnh nhân ngộ độc mật cá trắm trong tình trạng rất nặng.

Trường hợp đầu tiên là nữ bệnh nhân 77 tuổi, quê ở tỉnh Thái Bình. Theo bệnh án được người nhà trình bày là do tin đồn mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe nên cụ bà nuốt mật cá trắm khi được nấu chín tới. Sau vài giờ nuốt mật cá trắm, bệnh nhân thấy buồn nôn và nôn nhưng giấu bệnh không cho con cháu biết.

Bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Ngọc Mai

Khi bệnh nhân nôn nhiều và không thể đi tiểu, lúc này cụ bà mới báo cho các con và được gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Với chẩn đoán bị suy gan, suy thận, bệnh nhân được chuyển tiếp đến Bệnh viện Bạch Mai.

Trường hợp thứ 2 là nam bệnh nhân 47 tuổi ở tỉnh Phú Thọ. Sau khi ăn món cá trắm kho (gồm thịt cá, lòng cá và mật cá) cùng 2 người bạn thì có biểu hiện đau tức bụng, buồn nôn và nôn. Nam bệnh nhân sau đó được gia đình nhanh chóng đưa đến trạm y tế xã để sơ cứu, sau đó được chuyển lên bệnh viện tỉnh rồi đến Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên-Giám đốc Trung tâm chống độc-Bệnh viện Bạch Mai, cho biết cả 2 bệnh nhân này đều nhập viện trong tình trạng suy thận, vô niệu, viêm gan nặng do ngộ độc chất có trong mật cá trắm. Hiện tại đang phải lọc máu, điều trị tích cực.

Mật cá trắm to chứa độc tố rất nguy hiểm với sức khỏe. Ảnh: Internet

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên thông tin: “Tên khoa học của loại độc tố này là 5α-cyprinol, đây là một hợp chất alcohol độc của mật với 5 nhóm hydroxyl trong phân tử. Độc tố này bền vững với nhiệt, giữ độc tính khi nấu chín nên khi nấu chín ăn vào vẫn gây ngộ độc. Chất độc này gây tổn thương, gây viêm, loét đường tiêu hóa, gây đau bụng, nôn và tiêu chảy… Sau đó làm tổn thương, suy thận, hoại tử ống thận, tổn thương gan gây suy gan. Nhiều bệnh nhân ngộ độc phải điều trị tích cực, điều trị dài ngày với chi phí tốn kém, nguy cơ tử vong rất cao”.

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo: “Người dân tuyệt đối không ăn mật cá, ngoài việc có thể gây ngộ độc thì bản thân các loại mật động vật chính là nơi chứa những loại vi trùng, virus, ký sinh trùng… Chúng có thể gây bệnh cho con người theo một cách rất phức tạp, có thể gây ngộ độc và các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nên điều trị rất khó khăn”.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).