Sức mạnh của ngôn từ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sức mạnh của ngôn từ là một tác phẩm nghiên cứu về ngôn ngữ của nhân vật trong Truyện Kiều và các truyện thơ Nôm bác học khác - một đề tài dễ khiến bạn đọc ngại ngần, nhưng nếu cầm lên, lật giở từng trang, ngẫm nghĩ từng ý mà tác giả đã dày công nghiên cứu, so sánh, biên soạn, ta sẽ bị cuốn hút lúc nào không hay.
 

Bìa sách Sức mạnh của ngôn từ - Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ cung cấp
Bìa sách Sức mạnh của ngôn từ - Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ cung cấp


228 trang sách là những phân tích sâu về ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều và các truyện thơ Nôm bác học như Song Tinh, Lục Vân Tiên, Nhị Độ Mai… với những phát hiện thú vị, dẫn chứng rõ ràng, so sánh khá lý thú.

Như nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều với vốn ngôn ngữ hai mặt, hai mục đích một cách đặc sắc, làm nên tính cách riêng vô cùng độc đáo. Hoạn Thư có lúc nói thật, có khi nói dối, ngôn ngữ bên trong có khi trùng, khi chỏi, vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất với ngôn ngữ bên ngoài, khắc họa nên hình ảnh một phụ nữ vừa thâm trầm khôn ngoan, vừa quyền mưu bản lĩnh, cũng là nạn nhân đáng thương của chế độ đa thê và là một hình tượng ghen tuông bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam…

Hay Thúc Sinh, người đàn ông “quen thói bốc rời”, hời hợt được khắc họa với thứ ngôn ngữ linh hoạt, uyển chuyển, “biến màu như kỳ nhông” giúp anh ta chui qua khỏi hai cơn thịnh nộ giông tố của hai người đàn bà một cách an toàn. Rồi nhân vật Hớn Minh trong truyện Lục Vân Tiên với lối nói chuyện thẳng thắn ngang tàng, cách dùng đại từ nhân xưng “ca ca”, “tẩu tẩu”, khẩu ngữ mang âm hưởng rõ rệt của đời sống khiến cho những câu thơ dường như không bị giới hạn bởi vần luật câu chữ, thỏa sức bay bổng…

Những giọng điệu với màu sắc khác nhau đó đã khắc họa và cá thể hóa tính cách nhân vật, thể hiện rõ nét tài năng sáng tạo của các tác giả, góp phần đưa Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu lên hàng kiệt tác văn chương cổ điển.

Sức mạnh của ngôn từ được lược trích từ luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thị Hồng Minh báo cáo từ năm 2003, vừa qua đã công bố đầy đủ trên phiên bản sách điện tử Trẻ Ybook.vn và được Nhà Xuất bản Trẻ phát hành tháng 1.2015, nhân kỷ niệm 250 năm Ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.