Sức bật từ phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở Phú Thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong 5 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Đa dạng hình thức hỗ trợ

Nhằm thực hiện phong trào có hiệu quả, ngay sau khi phát động, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện đã ban hành các văn bản hướng dẫn, giao chỉ tiêu cụ thể cho các cơ sở Hội, chú trọng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất. Trong giai đoạn 2017-2022, các cấp Hội Nông dân đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện triển khai cho hội viên vay vốn thông qua 57 tổ tiết kiệm và vay vốn với 2.663 lượt hộ vay, tổng dư nợ đến nay là 109,2 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện giải ngân cho 58 tổ/846 lượt hộ vay với tổng dư nợ 67,7 tỷ đồng. Cùng với đó, Ban vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện quản lý hơn 3 tỷ đồng, đã giải ngân cho các cá nhân, tập thể vay đầu tư sản xuất như: Dự án nuôi bò sinh sản tại xã Ia Piar, Ia Hiao; trồng điều tại xã Ia Ake; chăn nuôi heo tại thị trấn Phú Thiện; trồng, chăm sóc thuốc lá tại xã Ia Peng; trồng khoai lang tại xã Chrôh Pơnan…

 Hội Nông dân huyện Phú Thiện phối hợp tổ chức trình diễn gieo sạ và phun thuốc bằng máy bay không người lái tại mô hình canh tác lúa ST24 theo hướng hữu cơ. Ảnh: Vũ Chi
Hội Nông dân huyện Phú Thiện phối hợp tổ chức trình diễn gieo sạ và phun thuốc bằng máy bay không người lái tại mô hình canh tác lúa ST24 theo hướng hữu cơ. Ảnh: Vũ Chi


Bà Lê Thị Thanh Tâm-Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò sinh sản buôn Ơi Hly (xã Ia Hiao) chia sẻ: Chi hội được thành lập từ năm 2020 gồm 32 hội viên với tổng đàn bò 156 con. Sau 2 năm thành lập, số hội viên tăng lên 45 người với tổng đàn bò 210 con. Tham gia Chi hội, các hội viên được tập huấn kỹ thuật về phòng-chống dịch bệnh cho đàn bò. Bên cạnh đó, Chi hội được Hội Nông dân xã giúp đỡ xây dựng dự án tiếp cận các nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh (giải ngân 500 triệu đồng cho 12 thành viên vay), Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện (45 triệu đồng cho 2 hội viên vay), nguồn vốn Dự án ARISE (300 triệu đồng cho 86 hội viên vay) giúp hội viên có thêm kinh phí phát triển đàn bò và vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19. Hàng năm, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hội viên lãi 50-58 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân các xã, thị trấn đã phối hợp với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn cung ứng cho hội viên nông dân 45 tấn lúa giống (tương đương với 816 triệu đồng), 93 tấn phân bón các loại (tương đương với 1,4 tỷ đồng) và thuốc bảo vệ thực vật (tương đương với 107 triệu đồng); tổ chức 36 buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 4.859 lượt hội viên nông dân. Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân còn phối hợp với Bưu điện huyện rà soát, thu thập thông tin, đưa gần 20 sản phẩm nông nghiệp của hội viên lên sàn thương mại điện tử.

Kết quả ấn tượng

5 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại huyện Phú Thiện đã đạt được những kết quả ấn tượng. Các cấp Hội Nông dân đã vận động thành lập được 6 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác, 9 chi hội nghề nghiệp, 36 tổ hội nghề nghiệp, 3 câu lạc bộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã, 1 câu lạc bộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện. Phong trào đã phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất. Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh  giỏi đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho 3.635 lao động, trong đó, 1.200 lao động có việc làm thường xuyên; vận động được trên 1,2 tỷ đồng và 772 ngày công lao động, 2.500 cây-con giống các loại và trên 2.000 tấn lương thực, thực phẩm để hỗ trợ hơn 1.000 lượt hộ nông dân nghèo.

Nhờ được hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò sinh sản buôn Ơi Hly đã phát triển đàn bò, tăng thu nhập. Ảnh: Vũ Chi
Nhờ được hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò sinh sản buôn Ơi Hly đã phát triển đàn bò, tăng thu nhập. Ảnh: Vũ Chi


Bà Phạm Thị Thanh Nhàn-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Ake-cho hay: Hội Nông dân xã hiện có 852 hội viên sinh hoạt ở 8 chi hội thôn, làng. 5 năm qua, Hội đã thành lập 3 chi hội, 5 tổ hội nông dân nghề nghiệp với 261 thành viên. Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông dân xã tạo mọi điều kiện thuận lợi để hội viên tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi; tham quan các mô hình phát triển kinh tế; hướng dẫn hội viên vay vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả để phát triển kinh tế. Đến nay, xã có 268 hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Tiêu biểu như ông Đào Duy Phước (thôn Plei Tăng A) canh tác 80 ha mía, 3.000 trụ hồ tiêu, có 1 xe chở nông sản, 4 máy cày phục vụ sản xuất, thu nhập hàng năm trên 4 tỷ đồng. Ông Phước đã tạo việc làm cho 80 lao động thường xuyên và 150 lao động thời vụ; mỗi năm giúp đỡ 3 hộ nghèo gia đình neo đơn, tặng 20 suất quà trị giá 20 triệu đồng cho hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Theo ông Nguyễn Văn Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện, trong 10.100 hội viên toàn huyện có 2.972 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (gấp 1,8 lần so với giai đoạn 2012-2017). Trong đó, thu nhập 100-200 triệu đồng/năm có 1.224 hộ, 200-300 triệu đồng/năm có 1.125 hộ, 300-500 triệu đồng/năm có 350 hộ, 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm có 142 hộ. “Có thể khẳng định, thời gian qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã phát triển mạnh cả về bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa, lôi cuốn, khích lệ nhiều hộ nông dân phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, góp phần phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Thời gian tới, Hội tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia các mô hình kinh tế tập thể để liên kết, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển”-Chủ tịch Hội Nông dân huyện khẳng định.

 

 VŨ CHI
 

 

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.