Song An: Người dân "sống khỏe" với nghề chế biến tinh bột nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, nghề chế biến tinh bột nghệ đang được nhiều hộ dân xã Song An (thị xã An Khê) lựa chọn vì vừa giải quyết việc làm lúc nông nhàn, vừa mang lại nguồn thu nhập khá.
Nhận thấy nhu cầu sử dụng tinh bột nghệ tăng cao, năm 2016, ông Nguyễn Minh Cảnh (thôn Thượng An 2) bắt đầu học hỏi kinh nghiệm và đầu tư máy móc chế biến sản phẩm này. Ông Cảnh cho hay: “Qua học hỏi, tôi thấy chế biến tinh bột nghệ không đòi hỏi kỹ thuật cao. Kinh phí mua sắm máy xay, máy đánh bột chỉ khoảng 17 triệu đồng. Đặc biệt, có thể tranh thủ làm lúc nông nhàn”.
Trước khi bắt tay vào hoạt động, ông Cảnh chuyển đổi 2 sào đất chuyên trồng mì sang trồng nghệ. Trong thời gian chờ nghệ phát triển, ông mở rộng, cải tạo diện tích phía sau nhà thành khu sản xuất, đồng thời lắp ráp máy móc, dụng cụ cần thiết. 8 tháng sau, 2 sào nghệ thu hoạch được 6 tấn củ. Số nguyên liệu này được ông Cảnh chế biến theo đúng quy trình, công thức đã học nên sản phẩm làm ra được thị trường tin dùng. Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, ông mở rộng diện tích trồng nghệ, tăng sản lượng bình quân lên 10 tấn củ/năm. 
Người dân xã Song An (thị xã An Khê) phơi tinh bột nghệ trong nhà để tránh ánh nắng mặt trời và bụi bẩn. Ảnh: N.M
Người dân xã Song An (thị xã An Khê) phơi tinh bột nghệ trong nhà để tránh ánh nắng mặt trời và bụi bẩn. Ảnh: N.M
Theo ông Cảnh, quy trình chế biến tinh bột nghệ khá đơn giản. Nghệ mua về được loại bỏ lá khô, củ hư, sau đó dùng vòi xịt rửa thật sạch đất cát bám xung quanh rồi cho vào máy xay. Bột nhuyễn cùng với nước được máy chà bột đánh kỹ, tách tinh bột theo nước, loại bỏ phần bã. Nước có chứa tinh bột nghệ đựng trong các thùng phuy lớn, sau nhiều lần lắng lọc sẽ thu được thành phẩm là bột tinh. Bốc từng tảng bột dưới đáy thùng, ông Cảnh cho biết, đây là công đoạn mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn. 
Công đoạn phơi bột cũng không kém phần quan trọng. “Tinh bột không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mà phải để trên kệ đặt trong nhà nơi thoáng gió, tránh bụi bẩn bay vào. Bột khô tự nhiên sẽ giữ được màu vàng đặc trưng”-ông Cảnh chia sẻ kinh nghiệm. Với giá bán 250-300 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông Cảnh thu về khoảng 200 triệu đồng mỗi năm. Ngoài bán tinh bột nghệ khô, ông còn bán tinh bột tươi cho các cơ sở làm đẹp ở tỉnh Bình Định, cũng như chế biến tinh bột gừng cung cấp cho thị trường.
Nghề chế biến tinh bột nghệ cũng mang lại cho gia đình bà Nguyễn Thị Dung (cùng thôn) thu nhập trên 60 triệu đồng/năm. Bà Dung chia sẻ: “Gia đình tôi có nghề làm bánh tráng. Năm 2018, sẵn máy móc và được những người có kinh nghiệm trong thôn hướng dẫn kỹ thuật nên tôi chuyển sang nghề chế biến tinh bột nghệ. Hai vợ chồng già cứ vậy túc tắc làm kiếm thêm thu nhập”.
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Dung (thôn Thượng An 2, xã Song An, thị xã An Khê) cho tinh bột vào xay nhuyễn sau khi phơi khô. Ảnh: N.M
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Dung (thôn Thượng An 2, xã Song An, thị xã An Khê) cho tinh bột vào xay nhuyễn sau khi phơi khô. Ảnh: N.M
Theo bà Dung, những tháng mùa khô là thời điểm thu hoạch nghệ và cũng thích hợp cho việc chế biến tinh bột nghệ. Để có nguyên liệu chế biến, bà cùng một số người trong thôn hùn tiền, thuê xe đi các huyện Đức Cơ, Chư Sê, Chư Prông thu mua nghệ tươi với giá 5.000 đồng/kg, còn nghệ mua tại các huyện Kông Chro, Kbang, Đak Pơ và thị xã An Khê là 8.000-10.000 đồng/kg. Lý giải việc chênh lệch giá, bà Dung cho rằng, nghệ trồng ở khu vực phía Đông có hàm lượng tinh bột cao hơn. “Tùy theo nghệ từng vùng mà 1 tạ củ tươi có thể chế biến được 4-6 kg tinh bột. Quá trình này hoàn toàn tự nhiên, không chất phụ gia, có thể bảo quản 2-3 năm”-bà Dung nói.
Ông Nguyễn Lê Tiến-Phó Chủ tịch UBND xã Song An-cho biết: Trên địa bàn xã hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề chế biến tinh bột nghệ. Nghề này đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh của địa phương. 
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null