Sôi nổi, hấp dẫn hội thi Tuyên truyền viên giỏi về An toàn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Với các tiết mục tuyên truyền đa dạng như hoạt cảnh, múa, hò, vè, đọc thơ, đọc rap, kịch..., các thí sinh đã đem đến Hội thi Tuyên truyền viên giỏi về An toàn giao thông (ATGT) năm 2023 những thông điệp ý nghĩa, cho thấy tâm huyết cũng như sự trăn trở của mỗi tuyên truyền viên trước tình hình tai nạn giao thông (TNGT) cũng như giải pháp để đảm bảo ATGT hiện nay ở trên địa bàn tỉnh.

Trong 2 ngày thi (26 và 27-10), 63 thí sinh của 21 đội đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố và 4 Công ty TNHH một thành viên cao su: Mang Yang, Chư Sê, Chư Prông, Chư Păh đã lần lượt thực hiện 3 phần thi, gồm: chào hỏi; kiến thức và phần thi xử lý tình huống. Ở phần thi chào hỏi, các đội đã đem đến cho khán giả những tình huống, câu chuyện, sự vụ gắn liền với đời sống thực tế hàng ngày. Nhờ sự gần gũi, sinh động đó đã giúp khán giả đến gần hơn với những thông điệp mà các đội thi muốn truyền tải. Đó là câu chuyện về những trường hợp say xỉn vi phạm Luật Giao thông đường bộ nhưng vẫn cố tình chống đối người thi hành công vụ; những gia đình tan vỡ hạnh phúc khi mất đi người thân vì TNGT; hay lỗi chủ quan, thiếu ý thức trong tham gia giao thông đã để lại nhiều nỗi ân hận, nuối tiếc… Mỗi câu chuyện là một lời cảnh tỉnh về những hậu quả khó lường sau mỗi vụ TNGT đối với từng cá nhân, gia đình, từ đó nâng cao ý thức trong tham gia giao thông cho mỗi người và cho cả cộng đồng.

Ban Giám khảo hội thi. Ảnh: Hà Duy
Ban Giám khảo hội thi. Ảnh: Hà Duy

Tại hội thi, ở phần thi kiến thức đã thu hút được sự chú ý của người xem khi thông qua các gói câu hỏi, những kiến thức về ATGT đã được truyền đạt một cách chủ động đến với mọi người. Anh Siu Rơma Sarry (thí sinh của Đội Công ty TNHH một thành viên cao su Chư Păh) cho biết: “Khi tham gia hội thi rồi mình mới biết được những kiến thức, những quy định của Luật Giao thông đường bộ mà bình thường mình không để ý, thậm chí không nghĩ là mình đang vi phạm, như việc chở 2 con từ 14 tuổi trở lên, đội mũ bảo hiểm không cài quai, không đảm bảo chất lượng…”.

Còn ở phần thi xử lý tình huống được xem là phần thi hấp dẫn và nhận được sự mong đợi của nhiều người nhất, bởi hầu hết các tình huống đưa ra là những vụ việc diễn ra hàng ngày, ở khắp mọi nơi, đòi hỏi các đội phải xử lý một cách nhanh nhạy, hợp lý, đúng Luật và có tình. Như tình huống: “A dắt bò đi qua đường bằng một sợi dây buộc vào mũi bò. B điều khiển xe mô tô vướng vào dây ngã ra đường và bị thương đưa đi cấp cứu. Vụ việc trên, A và B có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không? Vì sao? Nếu có vi phạm thì vi phạm hành vi gì? Xử lý trách nhiệm như thế nào?”; “Làm sao để hạn chế tình trạng rải đinh nhọn trên đường?”; “Cha mẹ phải làm gì khi con mới 14-15 tuổi tự ý lấy xe mô tô đi khi chưa có sự cho phép?”; “Có nên vì chở người nhà đi cấp cứu và vượt đèn đỏ mà không có báo hiệu xin vượt trước khi được vượt hay không?”...

Phần thi trả lời tình huống của đội huyện Chư Sê. Ảnh: Hà Duy

Phần thi trả lời tình huống của đội huyện Chư Sê. Ảnh: Hà Duy

Bày tỏ cảm xúc về hội thi, chị Nguyễn Thị Kim Oanh (đội huyện Ia Pa) chia sẻ: “Chúng tôi tham gia hội thi với tâm thế giao lưu và học hỏi. Mặc dù không có nhiều thời gian để tập luyện, mỗi ngày chỉ tập được khoảng 1 tiếng, và tập trung khoảng 10 ngày, do mỗi thành viên trong đội đều có những nhiệm vụ công tác khác nhau. Chúng tôi đã phân công và động viên nhau cùng cố gắng, kết quả thế nào không quan trọng. Cái được lớn nhất mà chúng tôi có qua hội thi này chính là có thêm kiến thức và kinh nghiệm xử lý các tình huống trong thực tế”.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung trao giải Nhất toàn đoàn cho đội TP.Pleiku. Ảnh: Hà Duy
Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung trao giải Nhất toàn đoàn cho đội TP.Pleiku. Ảnh: Hà Duy

Đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi đánh giá: “Các thí sinh đã nỗ lực, cố gắng để cùng nhau chuyển đi thông điệp: “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn” bởi “An toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi người”, “Một ý thức giao thông-Triệu nụ cười hạnh phúc”. Hội thi đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Đây thực sự là một đợt sinh hoạt chính trị lan tỏa, sâu rộng, đồng thời là dịp tập huấn nghiệp vụ và học tập kinh nghiệm thực tiễn, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ tuyên truyền viên trong toàn Đảng bộ”.

Đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi trao giải Nhì cho 2 đội: huyện Ia Grai và Công ty TNHH một thành viên cao su Chư Păh. Ảnh: Hà Duy
Đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi trao giải Nhì cho 2 đội: huyện Ia Grai và Công ty TNHH một thành viên cao su Chư Păh. Ảnh: Hà Duy

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã chọn ra được những đội thi xuất sắc, trong đó, giải Nhất phần thi Chào hỏi đã thuộc về đội huyện Chư Prông; giải Nhất phần thi Kiến thức thuộc về đội Công ty TNHH một thành viên cao su Chư Păh; giải Nhất phần thi Xử lý tình huống thuộc về đội huyện Chư Prông. Đồng thời, giải Nhất toàn đoàn đã thuộc về đội thành phố Pleiku; 2 giải Nhì thuộc về đội huyện Ia Grai và Công ty TNHH một thành viên cao su Chư Păh; 3 giải Ba thuộc về huyện Chư Prông, Công ty TNHH một thành viên cao su Chư Prông và huyện Kông Chro.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.