Sổ tay: Tấc đất-tấc vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Có một chuyện vui về anh bạn đồng môn thời trung học của chúng tôi như sau: Một hôm, anh ấy đi ngang qua một khu đất trống có biển báo bán, trên đó ghi số điện thoại của chủ nhân. Anh lấy máy ra gọi nhưng mãi không ai nghe, tức mình anh ta lầm bầm: “Láo thế, bán đất mà gọi không thèm nghe!”. Đến khi trở lại xe ô tô lấy chiếc điện thoại thứ tư của mình ra thì anh mới phát hiện là mình đã gọi cho… chính mình. Thì ra đất anh ấy nhiều đến nỗi anh không nhớ được vị trí lô đất ở đâu, do vậy sau này anh lưu hết vào máy tính, trong đó ghi rõ vị trí, diện tích và số thửa, số giấy chứng nhận quyền sở hữu…
 

Ảnh minh họa
Tranh minh họa

Nghe cứ như chuyện đùa nhưng quả thật là anh bạn đồng môn kể trên đã giàu lên nhờ kinh doanh đất đai. Anh kể: Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, đất ở các phường: Hội Phú, Trà Bá, Chi Lăng, Thống Nhất… rẻ như bèo, ba bốn chỉ vàng đã có thể mua được lô đất bề ngang mấy chục mét, chiều sâu hàng trăm mét. Đó là chưa kể khu vực dưới suối, dưới thung lũng đất còn rẻ như cho, chẳng ai mua. Mua đâu để đó, cỏ dại mọc um tùm. Vậy mà mấy năm gần đây, giá đất lên như diều gặp gió, một lãi trăm, lãi ngàn, sao không giàu được? Người nào sở hữu vài lô đất bề ngang chừng dăm bảy mét, chiều sâu khoảng 20 m, đất trong hẻm chứ chưa kể đường lớn, giá đã xấp xỉ 1 tỷ đồng. Ngay như bạn thân của người viết bài này năm 1992 mua một lô đất rộng gần 700 m2 thuộc tuyến 2, tổ 2, phường Hoa Lư, song song với đường Phạm Văn Đồng, có nhà ở cấp 4, còn lại là đất vườn. Đầu năm nay, bạn tôi bán 2,7 tỷ đồng. Thế nhưng có người sau đó trả đến 3,2 tỷ để mua lại. Lô đất ấy năm đó bạn tôi mua 3 lượng vàng!

Tấc đất, tấc vàng. Dân số phát triển nhanh, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng, đã vậy đa phần người Việt vốn không thích sống chung cư, trừ trường hợp bất đắc dĩ ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh… Bên cạnh đó, chính sự phát triển của đô thị cũng dẫn đến giá đất tăng vọt theo kiểu cơ học. Xây dựng, nâng cấp xong một đường phố hay một công trình công cộng thì lập tức khu vực xung quanh con phố, công trình công cộng đó giá đất “nhảy cóc” ngay! Đường Sư Vạn Hạnh ở Pleiku là một ví dụ. Hàng mấy thập niên qua, giá đất trên trục đường này chỉ dao động trong khoảng 50-100 triệu đồng/mét ngang, thế nhưng sau khi thành phố thi công nâng cấp xong mặt đường và hệ thống cống thoát 2 bên thì lập tức giá đất nền đã tăng vọt đến trên 300 triệu đồng/mét ngang. Bạn cùng cơ quan với tôi có ngôi nhà cấp 4 ngày xưa anh chị mua 2 lượng vàng, bề ngang 10 m, chiều sâu hơn 20 m. Đường vừa làm xong, biết anh chị có ý định sau này sẽ về Quy Nhơn sống với con trai, có người đã liên hệ hỏi mua với giá 4 tỷ đồng. “Thế nào rồi cũng lên 5-6 tỷ đồng như chơi, để coi!”-chị vợ bạn tôi khẳng định chắc nịch! Ngay như đất trong vùng giãn dân, tái định cư đưa ra bán đấu giá cũng tăng vọt. Mới đầu, khu vực suối Hội Phú dự kiến 1 lô đất nền chỉ hơn 1 tỷ đồng nhưng có người đấu mua ba bốn lô liền kề nên giá đất nhảy lên đến mấy tỷ đồng 1 lô, nhà thầu bán đấu giá thắng lớn!

Giá đất ngày càng tăng giúp nhiều người giàu nhanh. Tuy nhiên, khoản thu từ thị trường kinh doanh địa ốc vẫn còn thấp so với thực tế bởi người mua và người bán đều thỏa thuận giảm giá thể hiện trên hợp đồng mua bán. Đã vậy đôi khi thị trường còn bị đóng băng, bị thổi giá tạo cơ hội cho giới đầu tư thao túng.

Nguyên Anh

Có thể bạn quan tâm

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

(GLO)- Sáng 12-5, tại xã Đăk Pơ Pho (huyện Kông Chro), Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Huyện Đoàn Kông Chro tổ chức lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo-Trao nhận yêu thương”.

Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

(GLO)- Hơn 4 năm qua, mỗi năm có gần 100 học viên là bộ đội xuất ngũ và học viên người dân tộc thiểu số được cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Nghề số 21 (Binh đoàn 15) nấu những bữa cơm đảm bảo ăn no, đủ chất với giá chỉ 15 ngàn đồng.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn do sạt lở đất ở tỉnh Hà Tĩnh

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn do sạt lở đất ở tỉnh Hà Tĩnh

(GLO)- Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai vừa cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân Đinh Sơn và Đinh Hlum (cùng trú ở xã Kông Chiêng, huyện Mang Yang) bị tử vọng do sạt lở đất tại tỉnh Hà Tĩnh.
Trao Nhà nhân ái cho hộ nghèo xã Chư A Thai

Trao Nhà nhân ái cho hộ nghèo xã Chư A Thai

(GLO)- Ngày 7-5, ông Nguyễn Hoàng Phong-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Gia Lai đã trao số tiền 70 triệu đồng của Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ cho gia đình chị Đinh Nenh (thôn Plei Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) sửa chữa nhà ở.
Thư cảm ơn của Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai

Thư cảm ơn của Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ban Chấp hành Hội Bảo trợ người khuyết tật (NKT) và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vì nghĩa cử cao đẹp “Thương người như thể thương thân”, đã đóng góp ủng hộ quỹ Hội Bảo trợ NKT và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024.