Sở Giáo dục và Đào tạo bàn giao nhiều công trình cho vùng khó

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 15-11, tại Làng Châu (xã Chư Krey, huyện Kông Chro) , Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với chính quyền huyện Kông Chro, xã Chư Krey và làng Châu bàn giao công trình kết nghĩa Làng Châu năm 2024.

Tham dự, có ông Lê Duy Định-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cùng đại diện lãnh đạo huyện Kông Chro, các ban, ngành, đoàn thể của xã Chư Krey và làng Châu.

img-7921.jpg
Sở Giáo dục và Đào tạo bàn giao công trình cho Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (Điểm trường làng Châu). Ảnh: L.H

Tại đây, Sở Giáo dục và Đào tạo đã bàn giao các công trình, gồm: công trình làm mới cổng, hàng rào, sân bê tông tại Trường Mầm non Sơn Ca (Điểm trường làng Châu) với số tiền 161.395.000 đồng; hỗ trợ làm mới cổng, hàng rào, sân bê tông tại Trường PT dân tộc bán trú TH&THCS Nguyễn Khuyến (Điểm trường Làng Châu) với số tiền 320.370.000 đồng.

Sở Giáo dục và Đào tạo cũng hỗ trợ 5 hộ nghèo của Làng Châu mỗi hộ 7.000.000 đồng. Trong đó, 4 hộ dùng số tiền hỗ trợ để mua bò và 1 hộ sửa chữa nhà ở.

img-7914.jpg
Sở Giáo dục và Đào tạo bàn giao công trình sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo tại Làng Châu (xã Chư Krey, huyện Kông Chro). Ảnh: L.H

Thông qua lễ kết nghĩa, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tuyên truyền cho người dân làng Châu trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nói chung và quy định pháp luật về lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói riêng.

Đồng thời, vận động người dân tích cực lao động sản xuất, tham gia các phong trào yêu nước, xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho con em trong độ tuổi đến trường.

Ngoài ra, mỗi năm, các bên lựa chọn từ 5 hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, giúp đỡ.

img-7882.jpg
Cô và trò Trường Mầm non Sơn Ca (Điểm trường Làng Châu) phấn khởi trước công trình do Sở Giáo dục và Đào tạo trao tặng. Ảnh: L.H

Trong năm tới, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lựa chọn 5 hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, giúp đỡ trong năm 2025.

Tăng cường công tác phối hợp với huyện Kông Chro, Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND xã xã Chư Krey và thường xuyên giữ mối liên hệ với nhân dân làng Châu để triển khai thực hiện việc kết nghĩa. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kết nghĩa và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

(GLO)- Ngày 9-11, tại Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Liên Chi đoàn Tòa án nhân dân-Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Pleiku phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Công an TP. Pleiku và Liên đội Trường THCS Trưng Vương tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Ma túy-nỗi đau của mọi người”.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.