Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa xây dựng kế hoạch áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính của đơn vị trong năm 2024.

Theo đó, Sở GD-ĐT đã đề ra các nhiệm vụ cần thực hiện trong năm, gồm: xây dựng mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện của các phòng chuyên môn và của Sở; xây dựng bảng nhận diện rủi ro và cơ hội, kế hoạch giải quyết rủi ro và cơ hội hàng năm theo quy trình đã ban hành; thực hiện giải quyết công việc tuân thủ các quy trình theo hệ thống quản lý chất lượng đã ban hành; tổ chức đánh giá nội bộ; thực hiện hành động khắc phục sau đánh giá; rà soát đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy trình chưa phù hợp (nếu có).

Việc duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính của Sở GD-ĐT trong năm 2024. Ảnh: Mộc Trà

Việc duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính của Sở GD-ĐT trong năm 2024. Ảnh: Mộc Trà

Ngoài ra, báo cáo đánh giá việc thực hiện mục tiêu chất lượng của các phòng chuyên môn và của Sở năm 2023; tổ chức họp xem xét của lãnh đạo; báo cáo kết quả thực hiện áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại các phòng chuyên môn và tại Sở; tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo ISO Sở GD-ĐT khi có sự thay đổi về nhân sự…

Tại kế hoạch này, Sở GD-ĐT cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban chỉ đạo ISO Sở và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức triển khai thực hiện. Yêu cầu đặt ra là phải thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời các quy trình giải quyết công việc theo các văn bản hướng dẫn và phù hợp với thực tế.

Cùng với đó, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thời gian giải quyết của từng bộ phận, cá nhân tham gia giải quyết công việc; áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.