Sầu riêng Việt Nam sẽ đi đâu về đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sầu riêng Việt Nam cần nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu và hợp tác quốc tế để phát triển bền vững và cạnh tranh toàn cầu.

Để xây dựng sầu riêng - loại nông sản được mệnh danh là “vua trái cây” - trở thành thương hiệu quốc gia cần thiết phải rà soát lại toàn bộ hệ thống sản xuất - xuất khẩu, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, sử dụng chất cấm... Bộ trưởng NN&MT cho rằng "nếu xác định sầu riêng là sản phẩm chiến lược quốc gia thì cũng phải có sự đầu tư thỏa đáng".

Chuỗi giá trị còn nhiều nút thắt

Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong thập kỷ qua, diện tích trồng sầu riêng trên cả nước đã tăng gần 6 lần, hiện đạt khoảng 180.000ha, sản lượng ước đạt 1,5 triệu tấn, đưa loại quả này trở thành trái cây chủ lực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng, trở thành mặt hàng chủ lực trong ngành rau quả. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt khoảng 1,5 triệu tấn, với diện tích trồng gần 180.000 ha, tăng gấp 6 lần so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục hơn 3,3 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2023 và chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước .

Sầu riêng từng trái cây tỷ USD của Việt Nam nhưng hiện giá lao dốc, xuất khẩu èo uột.
Sầu riêng từng trái cây tỷ USD của Việt Nam nhưng hiện giá lao dốc, xuất khẩu èo uột.

Cũng năm 2024, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính, chiếm gần 91% tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam, đạt hơn 2,9 tỷ USD trong năm 2024. Các thị trường khác như Thái Lan, Hồng Kông, Nhật Bản và Campuchia cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam.

Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng chứng kiến sự lao dốc bất ngờ khi tổng kim ngạch chỉ đạt khoảng 120-130 triệu USD, tương đương 35.000 tấn - chỉ đạt 20% so với kế hoạch đề ra. Đây là mức sụt giảm nghiêm trọng nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và kéo tụt giá trị toàn ngành. Nguyên nhân là vì từ đầu năm đến nay, Trung Quốc tăng cường kiểm soát chất lượng sầu riêng nhập khẩu. Các tiêu chuẩn về kiểm dịch, dư lượng chất cadmium, vàng O và truy xuất nguồn gốc được siết chặt đã khiến nhiều lô hàng không đạt chuẩn bị trả về, tạo ra sự đứt gãy trong chuỗi tiêu thụ.

Tại Hội nghị “Phát triển ngành hàng sầu riêng bền vững” tổ chức ngày 24/5, tại Đắk Lắk, ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - nhận định, Việt Nam có lợi thế về thời vụ (cung ứng quanh năm) nhưng lại gặp khó trong khâu kiểm soát chất lượng. Việc quản lý lỏng lẻo mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói không chỉ ảnh hưởng tới truy xuất nguồn gốc mà còn làm giảm uy tín của sầu riêng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ông Mai Xuân Thìn - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Rồng Đỏ - cho rằng: “Nếu muốn phát triển bền vững, Việt Nam không thể đi một mình”. Ông đề xuất cần hợp tác với các quốc gia có ngành hàng phát triển như Thái Lan để cùng xây dựng thương hiệu khu vực, tạo thế cạnh tranh vững chắc tại thị trường lớn như Trung Quốc.

Chuỗi giá trị ngành hàng sầu riêng còn nhiều nút thắt. Ảnh minh họa: IT.
Chuỗi giá trị ngành hàng sầu riêng còn nhiều nút thắt. Ảnh minh họa: IT.

Ông Vũ Phi Hổ - đại diện doanh nghiệp Sarita - cảnh báo tình trạng “vàng thau lẫn lộn” khi nhiều cơ sở đóng gói chưa đủ điều kiện vẫn ngang nhiên hoạt động. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín chung của ngành hàng.

Ông Hổ đề xuất Bộ NN&MT cần có giải pháp cập nhật dữ liệu vùng trồng, xây dựng quy chuẩn thống nhất trong sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, phát triển ngành hàng sầu riêng không thể chỉ nhìn từ góc độ xuất khẩu.

“Phát triển vùng trồng phải đi đôi với nâng cao năng lực sản xuất, nếu không sẽ trở thành rủi ro lớn. Nếu hàng bị trả về mà lại bán cho dân mình thì đó không phải là phát triển bền vững. Chúng ta phải tôn trọng cả người tiêu dùng trong nước lẫn quốc tế”, ông Hổ nói và cho rằng chỉ khi nào chuỗi giá trị minh bạch, chất lượng đồng đều, và đạo đức kinh doanh được đặt lên hàng đầu, khi đó sầu riêng Việt Nam mới thực sự chinh phục được thị trường toàn cầu.

Đầu tư thỏa đáng cho sản phẩm chủ lực quốc gia

Trao đổi tại hội nghị, ông Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - cho rằng, chất lượng sầu riêng Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể sánh ngang với Thái Lan hay Malaysia - hai quốc gia được xem là "cường quốc sầu riêng" trong khu vực”. Tuy nhiên, để sầu riêng Việt Nam cạnh tranh vững chắc trên thị trường quốc tế, Bộ trưởng NN&MT nhấn mạnh yếu tố “chất lượng và an toàn là cần thiết, nhưng chưa đủ”. Sản phẩm cần được chuẩn hóa về mẫu mã, hình thức trình bày và bao bì để tạo ấn tượng mạnh mẽ từ cảm quan, màu sắc đến thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho rằng cần đầu tư thỏa đáng để phát triển sầu riêng thành thương hiệu quốc gia. Ảnh minh họa: IT.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho rằng cần đầu tư thỏa đáng để phát triển sầu riêng thành thương hiệu quốc gia. Ảnh minh họa: IT.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề xuất, trong định hướng dài hạn, cần hình thành chuỗi ngành hàng sầu riêng bền vững - từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ đến xây dựng thương hiệu quốc gia. Bộ NN&MT sẵn sàng “đặt hàng” các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp để thực hiện các đề án khoa học - công nghệ phục vụ cho mục tiêu nâng tầm ngành hàng này.

“Nếu xác định sầu riêng là sản phẩm chiến lược quốc gia thì cũng phải có sự đầu tư thỏa đáng”, Bộ trưởng NN&MT nhấn mạnh và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp chủ động đề xuất các chương trình, dự án cụ thể để nhanh chóng cụ thể hóa bằng các chương trình hành động.

Ngày 23/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành công điện gửi bộ trưởng các bộ, ngành liên quan và lãnh đạo 24 tỉnh, thành phố trọng điểm trồng sầu riêng. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) &MT): xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm sầu riêng Việt Nam; phát triển hệ thống nhận diện, tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh bán lẻ hiện đại, sàn thương mại điện tử và hệ thống phân phối quốc tế.

Theo Thanh Huyền (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

null