Sáng kiến hữu ích cho công nhân cạo mủ cao su

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vừa qua, nhóm cán bộ, nhân viên Nông trường Đoàn Kết (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông) đã sáng chế ra bảng rập miệng cạo có tay cầm và chiếc thang có bệ đỡ rất tiện ích, an toàn khi làm việc.  
Sáng kiến này của 3 tác giả gồm: Phan Đình Bổng-Giám đốc Nông trường, Trịnh Văn Mạnh-Phó Giám đốc và Phạm Văn Tới-Trợ lý kỹ thuật Nông trường. Chia sẻ về quá trình sáng chế sản phẩm trên, anh Phan Đình Bổng cho hay: Rập bảng cạo là thực hiện cắt những lá tôn mỏng, sau đó cố định lên trên khung cây định sẵn độ dốc rồi dùng rập bảng cạo áp lá tôn vào thân cây. Công nhân sẽ dựa theo đường rập miệng cạo để cạo cho đúng độ dốc. Việc này sẽ giúp cho mủ không chảy ra khỏi đường cạo, lượng mủ thu được nhiều hơn. Cách đây 3 năm, khi còn là Giám đốc Nông trường Thanh Bình, thấy công nhân đứng trên chiếc thang 4 chân để rập bảng cạo tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, anh đã mong muốn làm gì đó để giúp họ thao tác an toàn hơn. Trăn trở mãi, đến đầu năm 2020, anh chia sẻ với anh Mạnh, anh Tới và nhận được sự giúp sức để tìm ra sáng kiến. Sau một thời gian mày mò, nghiên cứu, lắp ráp, các anh đã thành công với sản phẩm rập miệng cạo có tay cầm kết hợp với thang có bệ đỡ.
Anh Phan Đình Bổng thao tác trên bộ sáng chế của nhóm. Ảnh: Đ.Y
Anh Phan Đình Bổng thao tác trên bộ sáng chế của nhóm. Ảnh: Đ.Y
Anh Bổng giải thích: Trước đây, để thực hiện việc rập bảng cạo bắt buộc phải có 2 nhân công: 1 người cầm cán dọc đầu trước, 1 người cầm cán dọc đầu sau để ốp bảng cạo vào thân cây. Sản phẩm cải tiến cũng dùng lá rập trong thiết kế rập miệng cạo nhưng thêm khung sắt có tay cầm. Với sản phẩm này, 1 công nhân có thể rập miệng cạo cho 250 cây/ngày thay vì 2 người như trước đây. Không những thế, thời gian rập miệng cạo cũng được rút ngắn 1/3. Riêng chiếc thang cải tiến có bệ đứng với 2 chân, trên đầu thang có bộ phận ôm sát vào thân cây và được xích vòng vào cây cao su để thang không bị tuột khi công nhân đứng thao tác. Anh Bổng cho biết: “Về mặt cấu tạo, thang thiết kế không khác mấy so với thang thông thường, chỉ khác là có bệ đứng giúp công nhân có thể yên tâm thao tác khi rập bảng cạo và gắn máng che mưa cho vườn cây kinh doanh”.    
Ông Võ Toàn Thắng (bìa phải)-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông sau khi xem sáng kiến của nhóm đã đồng ý áp dụng trong toàn công ty. Ảnh: Đ.Y
Ông Võ Toàn Thắng (bìa phải)-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông sau khi xem sáng kiến của nhóm đã đồng ý áp dụng trong toàn công ty. Ảnh: Đ.Y
Theo ông Võ Toàn Thắng-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông, 2 sáng kiến này không những giúp giảm thời gian, tiết kiệm nhân công mà còn tạo sự an toàn trong lao động sản xuất. Chi phí làm ra bộ sản phẩm này không nhiều; chiếc thang rẻ hơn so với việc mua một chiếc thang gập 4 chân, còn bảng rập miệng cạo chỉ cần 1 thanh sắt nhỏ, uốn theo mẫu thiết kế. Thời gian tới, Công ty sẽ nhân rộng 2 sáng chế này tại các nông trường, đội sản xuất.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null