Sản xuất trà mộc nụ hòe bằng phương pháp sấy lạnh: Lợi ích kép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mong muốn tạo ra sản phẩm trà có lợi cho sức khỏe và tạo việc làm cho người dân địa phương, chị Phùng Thị Mỹ Lên (SN 1996, thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã sản xuất trà mộc nụ hòe theo phương pháp sấy lạnh. Sản phẩm này vừa được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện.

Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, chị Phùng Thị Mỹ Lên tìm được việc làm với mức lương hơn 20 triệu đồng/tháng tại một công ty chuyên về dược phẩm. Năm 2021, vì dịch Covid-19, chị Lên về quê và quyết định khởi nghiệp từ cây hoa hòe. “Trong quá trình làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, tìm hiểu về các dược liệu, tôi được biết cây hoa hòe chiết xuất được rutin, có thể sử dụng trong điều trị bệnh huyết áp cao, tim mạch, chứng mất ngủ, phòng ngừa tai biến đột quỵ. Từ đó, tôi quyết tâm về quê khởi nghiệp với trà nụ hoa hòe, tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe”.

Chị Lên tìm mua nụ hoa hòe về tự chế biến bằng cách phơi khô, sao khô để hãm trà; đồng thời, đóng gói gửi vào TP. Hồ Chí Minh nhờ người quen đánh giá sản phẩm. Năm 2021, chị Lên đã mượn đất của bố mẹ và trồng 1,6 ha cây hoa hòe. Trước khi trồng, chị tiến hành cải tạo đất, ghép cây hoa hòe để rút ngắn thời gian thu hoạch xuống còn 19 tháng. Để cây phát triển tốt, chị Lên lắp đặt hệ thống tự động tưới nước 2 ngày/lần vào mùa nóng. Chị còn tạo ra chế phẩm sinh học để chăm sóc cây bằng cách ủ dứa với men vi sinh và mật mía trong 45 ngày, hoặc tạo ra chất đạm bổ sung cho cây bằng phương pháp ủ cá với men vi sinh và mật mía thời gian 75 ngày.

Chị Phùng Thị Mỹ Lên kiểm tra nụ hòe sau khi được sấy lạnh. Ảnh: M.N

Chị Phùng Thị Mỹ Lên kiểm tra nụ hòe sau khi được sấy lạnh. Ảnh: M.N

Nụ hòe được chị Lên thu hái vào buổi sáng, sau khi tuốt ra thì làm sạch, tránh lẫn cành và lá. Sau đó, nụ hoa được cho vào khay sấy lạnh trong thời gian 18 tiếng rồi phối trộn thêm cỏ ngọt cho cân bằng vị và đóng gói. Theo chị Lên, nụ hòe sau khi thu hoạch trong vòng 2 giờ phải tiến hành sấy lạnh, nếu để lâu sẽ bị thâm đen, chất lượng và màu sắc không đảm bảo. Với khoảng 6 kg nụ hoa tươi, sau khi sấy thành phẩm thu được khoảng 1 kg trà nụ.

“Hiện nay, trên thị trường, nụ hòe được hái rồi phơi khô còn lẫn tạp chất và hoa đã nở, trong khi phương pháp sấy lạnh giúp sản phẩm giữ nguyên mùi vị, màu sắc, hoạt chất và hình dáng ban đầu. Nhiều người chọn hoa hòe bung nở để sấy lạnh, nhưng tôi chọn nụ hòe vì chứa nhiều rutin nhất. Thời gian đầu áp dụng phương pháp sấy lạnh, sản phẩm làm ra không được như ý muốn, nhiều lần bị hỏng vì sấy quá nhiệt, lần thì chất lượng không đạt. Không nản chí, tôi tự động viên bản thân cố gắng, khó khăn không được chùn bước và đã thành công”-chị Lên tâm sự.

Đầu năm 2023, chị Lên cùng các cộng sự thành lập Công ty TNHH Dosri Farm để đưa sản phẩm ra thị trường. 1 hộp gồm 25 túi trà (mỗi túi trà nặng 3 gram) có giá bán 115.000 đồng. Hiện sản phẩm đã có mặt tại một số nhà thuốc Đông y, Tây y. Chị Lên cũng đưa sản phẩm trưng bày tại các hội chợ do huyện, tỉnh tổ chức. Mỗi tháng, Công ty TNHH Dosri Farm đưa ra thị trường khoảng 350-400 hộp trà mộc nụ hòe, doanh thu khoảng 30-40 triệu đồng.

Anh Huỳnh Châu (tổ 4, phường An Phú, thị xã An Khê)-một khách hàng quen thuộc của Công ty TNHH Dosri Farm-chia sẻ: “Tôi bị mất ngủ và huyết áp cao. Khi sử dụng trà hoa hòe một thời gian thì ngủ ngon, huyết áp cũng ổn định. Tôi đến trực tiếp cơ sở sản xuất, xem quá trình thu hoạch, chế biến đều an toàn, đảm bảo vệ sinh nên rất yên tâm”.

Sản phẩm trà mộc nụ hòe của chị Phùng Thị Mỹ Lên. Ảnh: M.N

Sản phẩm trà mộc nụ hòe của chị Phùng Thị Mỹ Lên. Ảnh: M.N

Hiện tại, ngoài vườn cây hòe của gia đình, chị Lên còn liên kết với nông dân ở trong xã mở rộng vùng nguyên liệu với cam kết hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; tạo thu nhập ổn định để bà con chuyên tâm canh tác. Vườn cây hoa hòe của chị Lên cũng tạo việc làm thường xuyên cho 2-3 lao động ở địa phương. “Sản phẩm vẫn còn mới mẻ trên thị trường, chưa được nhiều người biết đến. Nguồn vốn khiêm tốn nên quy mô cơ sở vật chất đang dần được đầu tư. Trà mộc nụ hòe là dược liệu an toàn cho sức khỏe, dễ sử dụng nên chúng tôi tin tưởng sản phẩm được nhiều người tin dùng hơn trong thời gian tới”-chị Lên chia sẻ.

Anh Trần Vi Tình-Bí thư Huyện Đoàn Đak Pơ-nhận xét: “Sản phẩm sạch, hữu cơ, hướng đến sức khỏe đang “được lòng” người tiêu dùng. Chị Phùng Thị Mỹ Lên chọn khởi nghiệp từ sản phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng là một hướng đi phù hợp, bền vững. Đây là mô hình hay đã được Huyện Đoàn giới thiệu, chia sẻ để đoàn viên, thanh niên trong huyện học tập. Hy vọng, sản phẩm trà mộc nụ hòe của chị Lên ngày càng được khách hàng tin dùng, quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng”.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.