Sản xuất cà phê thích ứng với quy định không gây mất rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngành Nông nghiệp và các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện khung hành động thích ứng với quy định của châu Âu về không gây mất rừng (EUDR) cho xuất khẩu nông sản nói chung và ngành hàng cà phê nói riêng.

Thách thức từ EUDR

Ngày 19-5-2023, Ủy ban châu Âu thông qua dự luật Quy định không gây mất rừng (EUDR). Đây là quy định mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến vấn đề phát triển xanh và bền vững, trong đó quy định cụ thể về các sản phẩm nông sản không gây mất rừng. EUDR cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và gỗ có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31-12-2020.

Lý giải về quy định mới này, Tiến sĩ Trương Tất Đơ-đại diện Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Các yêu cầu chính của EUDR gồm: đảm bảo hợp pháp-tính truy xuất nguồn gốc sản phẩm (từ khâu sản xuất-khai thác/thu hoạch-vận chuyển-chế biến-xuất khẩu/trao đổi hàng hóa); đảm bảo không gây mất rừng, suy thoái rừng; bản đồ hiện trạng rừng tại thời điểm ngày 31-12-2020 và bản đồ tại thời điểm muốn đánh giá; có dữ liệu, bản đồ rừng về ranh giới, diện tích, tọa độ, loại rừng tự nhiên hoặc rừng trồng; có vị trí tọa độ địa lý, diện tích thửa đất canh tác (tọa độ GPS, diện tích đối với mảnh vườn từ 0,3 ha trở lên; tọa độ GPS, POLYGON (ranh giới), diện tích đối với mảnh vườn từ 4 ha trở lên); có cơ chế chia sẻ và phản hồi thông tin để phục vụ cho việc thẩm định (cấp quốc gia-cấp vùng; theo đơn hàng xuất khẩu).

Các hàng hóa và các sản phẩm có liên quan không được đưa vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ EU, trừ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: không gây mất rừng; được sản xuất phù hợp với quy định pháp luật tại nước sản xuất; đã có báo cáo thẩm định gửi cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn để thực thi EUDR đối với doanh nghiệp có quy mô lớn là tháng 12-2024, đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là tháng 6-2025.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 37.538,3 ha cà phê được chứng nhận các tiêu chuẩn như VietGAP, 4C, Rainforest Alliance, Organic. Ảnh: L.N

Toàn tỉnh hiện có khoảng 37.538,3 ha cà phê được chứng nhận các tiêu chuẩn như VietGAP, 4C, Rainforest Alliance, Organic. Ảnh: L.N

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đoàn Ngọc Có: Cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh bị ảnh hưởng bởi EUDR. Việc triển khai EUDR đặt ra nhiều thách thức, tác động trực tiếp đến các hộ sản xuất nhỏ, người dân địa phương cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để chứng minh những hàng hóa liên quan hoặc sản phẩm liên quan không gây mất rừng theo yêu cầu của EUDR, các hộ nông dân, nhà sản xuất, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Việt Nam phải thiết lập hệ thống dữ liệu ở nhiều cấp để truy xuất nguồn gốc. Thứ hai là trong trường hợp hàng hóa liên quan hoặc sản phẩm liên quan không thể nhập khẩu vào thị trường EU, hàng nông sản của Việt Nam nói chung và tỉnh nói riêng rất có thể bị ép giá khi xuất khẩu sang các quốc gia có yêu cầu về việc tuân thủ ít hơn. Thứ ba là Gia Lai có đa phần người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn sống phụ thuộc vào rừng, trong đó có các dân tộc thiểu số với những đặc điểm văn hóa, xã hội, truyền thống, thói quen, tập tục khác nhau, nếu họ bị loại khỏi chuỗi cung ứng hàng hóa, với tập quán du canh du cư từ nơi này sang nơi khác để phát nương làm rẫy có thể lại tiếp tục gây ra những điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng, tranh chấp đất đai, đặc biệt đã phá vỡ quy hoạch.

EUDR không chỉ cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng mà quan trọng hơn là yêu cầu các sản phẩm đó phải phù hợp với luật pháp Việt Nam, bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng lao động, điều kiện lao động cho người nông dân và những quy định khác liên quan đến lao động…

“Điều này có nghĩa là hàng nông sản tại tỉnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức để đáp ứng EUDR, trong đó có ngành hàng cà phê. Thách thức lớn nhất của ngành cà phê ở Gia Lai là quy mô nhỏ lẻ với khoảng 85% diện tích do nông hộ quản lý nên vấn đề định vị vườn trồng, truy xuất nguồn gốc gặp rất nhiều khó khăn”-ông Có cho hay.

Giải pháp thích ứng

Gia Lai là một trong những tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước với 105.805 ha, năng suất bình quân là 33,2 tạ/ha, sản lượng đạt gần 315.320 tấn/năm. Năm 2023, xuất khẩu cà phê ước đạt 240.000 tấn, tương ứng kim ngạch 490 triệu USD, chiếm gần 71% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 4 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê (Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang Gia Lai, Công ty TNHH Trung Hiếu, Công ty TNHH Thương mại và chế biến Louis Dreyfus Company Việt Nam) và 99 cơ sở thu mua, chế biến cà phê (có 47 cơ sở chế biến cà phê bột, hạt rang và hòa tan).

Ông Thái Như Hiệp-Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp-cho biết: Vĩnh Hiệp là một trong những nhà cung ứng cà phê uy tín trên toàn cầu. Theo đó, Vĩnh Hiệp cam kết sẽ tuân thủ EUDR, đảm bảo không bị gián đoạn nguồn cung cấp cà phê đến các nhà thương mại, nhà rang xay lâu nay đã tin tưởng sử dụng cà phê của tỉnh Gia Lai. “Để thích ứng với EUDR, chúng tôi đề nghị cần có buổi làm việc cụ thể của các doanh nghiệp xuất khẩu với các sở, ngành về vấn đề triển khai các thủ tục theo quy định này”-ông Hiệp thông tin thêm.

Hợp tác xã Nông nghiệp Glar liên kết với người dân và Công ty TNHH Vĩnh Hiệp sản xuất cà phê 4C. Ảnh: L.N

Hợp tác xã Nông nghiệp Glar liên kết với người dân và Công ty TNHH Vĩnh Hiệp sản xuất cà phê 4C. Ảnh: L.N

Trong khi đó, theo Tiến sĩ Trương Tất Đơ: Giải pháp chung đó là quản lý đất đai, thống nhất cơ sở dữ liệu, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bảo vệ diện tích rừng hiện có, cơ sở dữ liệu về rừng để sẵn sàng thực thi EUDR; tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực và nhận thức theo từng chuỗi ngành hàng; khoanh vùng các địa điểm có nguy cơ rủi ro mất rừng để có các giải pháp phòng ngừa; tổ chức các chương trình hỗ trợ để cải thiện sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng; phát hiện, xử lý kịp thời các điểm có nguy cơ mất rừng tại địa phương.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, ngay từ bây giờ, chúng ta phải chứng minh với EU về cơ sở dữ liệu vùng trồng cà phê của Gia Lai và cơ sở dữ liệu về đất rừng. Nếu triển khai chậm sẽ dẫn đến cà phê của tỉnh không xuất đi được thị trường châu Âu, ảnh hưởng đến người dân, hợp tác xã liên kết trồng cà phê và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.

“Sở Nông nghiệp và PTNT xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và quyết tâm từ nay đến cuối năm 2024 phải làm cho được để giúp cho ngành hàng cà phê của tỉnh tiếp tục giữ vững và tăng giá trị xuất khẩu. Để làm được điều này rất cần sự chung tay của các doanh nghiệp cùng với tỉnh. Sau ngành hàng cà phê, 6 ngành hàng khác cũng phải tập trung thực hiện ngay”-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.