Săn chuột rừng ở Kon Pne

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang), sau khi thu hoạch xong lúa rẫy là lúc mùa săn chuột rừng bắt đầu. Từ những chiếc bẫy thô sơ, người dân có thể bắt được hàng chục con chuột rừng mỗi đêm.
Theo chân người dân làng Kon Plinh (xã Kon Pne), chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình và không khỏi thán phục trước biệt tài săn chuột rừng của bà con nơi đây. Khi hoàng hôn buông xuống, anh Iơr-một thợ săn chuột rừng có tiếng của làng lại cùng các “chiến hữu” vào rừng săn chuột.
 Thợ săn chuột rừng hướng dẫn cách đặt bẫy. Ảnh: H.P
Thợ săn chuột rừng hướng dẫn cách đặt bẫy. Ảnh: H.P
Vừa đi, anh Iơr tiết lộ, việc săn chuột không cần đến chiếc bẫy sắt, đơn giản chỉ là những thanh tre tạm đan vào nhau tạo thành chiếc thòng lọng đặt ngay đường chuột chạy. Đêm xuống, chuột ra kiếm ăn sẽ mắc bẫy. “Quan trọng nhất là tìm nơi đặt bẫy, phải đặt đúng đường chuột chạy, ở những nơi trồng nhiều hoa màu. Mùa này, chuột rừng thường xuyên phá hoại lúa, mì. Chuột rừng rất nhiều nên khi đi tìm thức ăn, đường đi của chúng gần như tạo một lối mòn nên chỉ cần đặt vào những lối mòn đó thì chuột sẽ tự sập bẫy thôi”-anh Iơr giải thích.
Thịt chuột rừng là món ăn quen thuộc của người dân sở tại và là món đặc sản của nhiều người thường dành đãi khách phương xa. Thịt của loài gặm nhấm này có thể chế biến thành nhiều món ngon như: giả cầy, xáo măng, nấu với chuối xanh... Nhưng ngon nhất vẫn là nướng trên than hoa.
Chuột rừng thường to hơn chuột đồng, nhiều con đạt tới 5-7 lạng, thậm chí có con gần 1 kg. Sau khi bẫy chuột rừng về, việc đầu tiên là dùng rơm khô thui vàng da, mổ bụng rồi xử lý các công đoạn tiếp theo. Sau đó, thịt chuột được rửa sạch để ráo nước trước khi chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. “Thông thường, tôi hay bóp riềng mẻ nấu giả cầy và xáo măng”-anh Iơr cho biết.
Cũng theo anh Iơr, thời gian tốt nhất để đặt bẫy chuột là khoảng 17 giờ. Lúc này, chuột bắt đầu ra khỏi hang đi kiếm ăn. Sau khi đặt bẫy, tầm 20 giờ trở đi thì kiểm tra và thu bẫy về. Trung bình mỗi buổi tối, anh Iơr bẫy được trên 10 con, nhiều nhất vào vụ thu hoạch lúa hoặc mì.
Hà Phương

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.