“Sân chơi” Toán học hấp dẫn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuộc thi Toán tính nhanh do Trung tâm Giáo dục Smart Kids Gia Lai tổ chức thường niên đã trở thành “sân chơi” hấp dẫn của nhiều học sinh trong tỉnh. Năm nay, 90 thí sinh ở độ tuổi 4-14 đã có màn tranh tài sôi nổi, gay cấn vào ngày 15-1 vừa qua.

Đôi tay không ngừng chuyển động theo quy luật tính toán tư duy; những ngón tay linh hoạt trên bàn tính Soroban để tìm ra đáp án nhanh nhất. Hình ảnh này của thí sinh hiện diện gần như xuyên suốt cuộc thi Toán tính nhanh toàn tỉnh năm 2023, khiến người xem cảm thấy vô cùng thú vị.

90 thí sinh được Ban tổ chức chia theo nhóm và độ tuổi; lần lượt hoàn thành 4 bài thi Toán bàn tính trong thời gian 5-8 phút/bài (tùy theo cấp độ) và 1 bài thi Toán phổ thông trong vòng 10 phút trên giấy. Bài thi của từng phần thi tương ứng với độ tuổi và cấp độ mà thí sinh đang học tại các trung tâm smart kids. Ở phần thi Toán bàn tính, thí sinh thực hiện các phép toán bằng bàn tính Soroban hoặc tư duy. Riêng phần thi Toán phổ thông, thí sinh trình độ mẫu giáo và lớp 1 sẽ tiến hành làm các bài toán tư duy dưới dạng hình ảnh; các thí sinh còn lại giải toán và ghi đáp án trên giấy theo trình độ đang học ở trường.

Học sinh hào hứng tham gia phần thi đồng đội “Ai nhanh hơn”. Ảnh: Mộc Trà

Học sinh hào hứng tham gia phần thi đồng đội “Ai nhanh hơn”. Ảnh: Mộc Trà

Theo bà Lê Thị Lý-Giám đốc Trung tâm Giáo dục Smart Kids Gia Lai, cuộc thi nhằm tạo sân chơi trí tuệ để học sinh thể hiện tài năng Toán học của mình; đồng thời, tìm ra những gương mặt tiêu biểu, có tố chất về Toán học để bồi dưỡng, giúp các em tiếp tục có những trải nghiệm mới ở các kỳ thi cấp cao hơn. “Rèn luyện phương pháp Toán tính nhanh, các con không chỉ giỏi về toán mà còn rèn luyện được kỹ năng tập trung, ghi nhớ tốt cho các môn học khác. Qua các lần tổ chức thi, chất lượng thí sinh ngày càng vượt trội; nhiều em có tố chất Toán học khá tốt, giải quyết các bài thi nhanh với độ chính xác cao”-bà Lý cho hay.

Đến với cuộc thi Toán tính nhanh năm nay, Trung tâm Smart Kids An Khê có 30 học sinh ở độ tuổi 7-14 dự thi ở tất cả 11 cấp độ. Chị Trần Thị Hải-Giám đốc Trung tâm-cho biết: “Đây là năm thứ 2 đơn vị góp mặt tại cuộc thi. Hầu hết các em hoàn thành tốt bài thi, trong đó có nhiều em đạt giải vàng, bạc. Ở sân chơi bổ ích này, các bé được trải nghiệm, cọ xát, thể hiện năng lực của bản thân với bạn bè đồng trang lứa; qua đó, tạo động lực để các em thêm yêu thích học Toán”.

Em Lương Duy Gia Linh (lớp 6B, Trường THCS Đề Thám, thị xã An Khê) vui vẻ nói: “Em đã học Toán tính nhanh được 2 năm và nhận thấy phương pháp học này cực kỳ thú vị. Phản xạ tính toán của em được cải thiện đáng kể, khả năng ghi nhớ cũng tốt hơn. Hiện em đã không còn sợ học môn Toán như trước nữa. Tham gia cuộc thi, em muốn xem khả năng của mình đến đâu sau thời gian cố gắng học tập và rèn luyện”.

Em Lương Duy Gia Linh (bìa trái)-Lớp 6B, Trường THCS Đề Thám (thị xã An Khê) tập trung hoàn thành bài thi Toán bàn tính. Ảnh: Mộc Trà

Em Lương Duy Gia Linh (bìa trái)-Lớp 6B, Trường THCS Đề Thám (thị xã An Khê) tập trung hoàn thành bài thi Toán bàn tính. Ảnh: Mộc Trà

Sau 1 buổi tranh tài sôi nổi, Ban tổ chức đã chọn ra 57 thí sinh có điểm số cao để trao 11 giải vàng, 12 giải bạc, 16 giải đồng và 18 giải khuyến khích. Ngoài những phần thưởng hấp dẫn, thí sinh đạt giải cao tại cuộc thi còn có cơ hội tham gia các giải Toán tính nhanh quốc gia và quốc tế. Xuất sắc mang về giải vàng ở cấp độ A2, bé Nguyễn Trương Bảo An-lớp 2/1, Trường Tiểu học Nguyễn Lương Bằng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) phấn khởi nói: “Khi làm các bài thi, con luôn tính nhẩm và giải thật nhanh. Con rất vui vì đạt giải vàng và sẽ tiếp tục cố gắng để học lên các cấp độ cao hơn”.

Đồng hành với con gái trong suốt thời gian thi, chị Trương Lê Mỹ Hạnh (tổ 4, phường Thắng Lợi) chia sẻ: “Trong một lần vô tình xem được video tính toán nhanh trên YouTube, An rất thích thú. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và đăng ký cho con theo học bộ môn này tại Mrs Tính Pleiku. Đến nay, con đã tiếp cận được 3 tháng và có sự chuyển biến rõ rệt về kỹ năng tính toán nhanh”.

Dịp này, ngoài thi cá nhân, Ban tổ chức còn tổ chức phần thi đồng đội có tên “Ai nhanh hơn” nhằm giúp các thí sinh tăng cường tình đoàn kết, giao lưu, phát triển bản thân và lan tỏa cảm hứng học tập Toán.

Có thể nói, qua những “sân chơi” hấp dẫn này, nhiều người đã thay đổi cách nhìn và quan điểm đối với việc học tập môn Toán. Đây cũng là nền tảng để Gia Lai có thêm nhiều tài năng Toán học được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.