Sắc màu Tây Nguyên giữa lòng Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi vừa đến tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội). Tại đây, tôi thêm một lần được chiêm ngắm một số tác phẩm của các họa sĩ vẽ về chủ đề Tây Nguyên với nhiều ấn tượng thú vị.

Trước hết, tôi tìm đến phòng trưng bày có tranh của họa sĩ Xu Man (1925-2007). Ông là họa sĩ tài danh người Bahnar, người được xem là cánh chim đầu đàn của mỹ thuật Tây Nguyên. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện lưu giữ khá nhiều tác phẩm của ông, nhưng về trưng bày chỉ thấy bức “Làm sạch thóc để nộp cho Nhà nước” kích thước 44,2 cm x 60 cm do ông vẽ chung với họa sĩ Huỳnh Văn Thuận (1921-2017) năm 1981 được treo tại phòng tranh màu nước.

Qua phòng tranh sơn mài, bức tranh thứ 2 về Tây Nguyên mà tôi thấy là tác phẩm “Ngày mùa”, kích thước 91,4 cm x 122,2 cm, sáng tác năm 1980 thuộc thể loại sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hoàng Kim (1944-1981). Tác phẩm khắc họa cảnh lao động của đồng bào Tây Nguyên, cụ thể là giã gạo, sàng sảy, đi làm rẫy trở về, bối cảnh là những ngôi nhà sàn, nhà rông mái lá nằm chen trong những tán cây. Màu sắc trầm nhưng sáng, đường nét tinh tế và sống động, toát lên vẻ đẹp giản dị và thanh bình.

Khách thưởng lãm tác phẩm “Tây Nguyên bao la” của anh em họa sĩ Nguyễn Như Hoành và Nguyễn Như Huân. Ảnh: Lan Anh

Khách thưởng lãm tác phẩm “Tây Nguyên bao la” của anh em họa sĩ Nguyễn Như Hoành và Nguyễn Như Huân. Ảnh: Lan Anh

Bức tranh thứ 3 có tên “Làm gạo” của họa sĩ Nguyễn Thế Vinh (1926-1997) sáng tác năm 1980, thể loại sơn mài. Trung tâm bức tranh là hình ảnh 6 cô gái chia làm 2 nhóm: cận cảnh là nhóm 4 người đang giã gạo, còn nhóm 2 người đang sàng sảy dưới chân nhà sàn ở phía xa. 6 người là 6 động tác khác nhau thực hiện 2 công đoạn cơ bản trong việc làm gạo hàng ngày của người phụ nữ Tây Nguyên. Bức tranh càng trở nên chân thực có hồn hơn khi điểm xuyết vài con gà đang mải mê nhặt thóc ở trung cảnh.

Bức tranh thứ tư là “Mùa xuân Tây Nguyên” của họa sĩ Trần Hữu Chất (SN 1933) sáng tác năm 1962, kích thước 120 cm x 97 cm, thuộc thể loại sơn khắc. Các gam màu xanh, đỏ, trắng, vàng khắc họa người, động vật, cây cối, nhà cửa trên nền đen vừa tương phản vừa hài hòa tạo sự nổi bật, rực rỡ; các đường nét và chi tiết được chau chuốt tỉ mỉ, chính xác càng khiến tác phẩm trở nên sinh động và cuốn hút.

Hàng trăm nhân vật trong tranh được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tập trung vào một hoạt động: uống rượu ghè, quây quần bên bếp lửa, kéo pháo, nhảy múa cùng chiêng trống, giã gạo, chở lương thực, ăn uống, vui chơi… quanh trung tâm tác phẩm là cây nêu treo cờ đỏ sao vàng và ảnh Bác Hồ trên nhà rông. Tại đây, hình ảnh anh bộ đội và người dân Tây Nguyên được đan cài, gắn kết với nhau thể hiện tình quân dân đoàn kết trong kháng chiến chống Mỹ.

Một tác phẩm khác cũng gây ấn tượng mạnh cho tôi là “Tây Nguyên bao la” của anh em họa sĩ Nguyễn Như Hoành (1911-1985) và Nguyễn Như Huân (1922-2005) sáng tác năm 1960 với kích thước 120,5 cm x 240 cm, gồm 4 mảnh ghép, thuộc thể loại sơn khắc. Hai màu chủ đạo được dùng để thể hiện không gian mênh mông hùng vĩ của Tây Nguyên là xanh-khắc họa những dòng suối, cây cối và đen dùng để diễn tả đất đai, núi non.

Tại đây, con người sống hòa mình trong thiên nhiên hoang sơ mà gần gũi với cảnh những cô gái đắm mình trong dòng suối, vui vẻ cõng nước về làng, những chàng trai cường tráng đang giương cung nỏ đi săn trong rừng, những chú nai vàng băng mình qua khe, những chú công đang xòe đuôi nhảy múa, những cánh chim chao liệng trên bầu trời, người dân lao động hăng hái trên mảnh đất rẫy vừa khai hoang, thấp thoáng đôi tình nhân đang hò hẹn dưới bóng cây. Rồi hình ảnh ngôi nhà rông, nhà sàn với các sinh hoạt hàng ngày: cho gà ăn, giã gạo, lấy củi, thả bò, múa hát, trồng cây nêu treo cờ cách mạng… Những màu vàng, nâu, trắng, đỏ được dùng để miêu tả sự hiện diện của con người, hòa quyện trong màu xanh và đen của núi rừng.

Như thế, tại phòng trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện có ít nhất 5 bức tranh tiêu biểu của 7 họa sĩ Việt Nam danh tiếng. Trong số đó chỉ có 1 tác phẩm của họa sĩ Xu Man. Đây hẳn là một phần nhỏ trong số những tác phẩm hội họa vẽ về Tây Nguyên được sưu tầm, tuyển chọn, gìn giữ, trưng bày. Tuy nhiên, những gì được các họa sĩ thể hiện trong đó cũng đủ để du khách đến Thủ đô cảm nhận được sức sống, vẻ đẹp, sự hấp dẫn, ấn tượng của mảnh đất và con người Tây Nguyên. Và từ các ấn tượng ấy, những ai yêu thích sự khám phá sẽ tìm đến Tây Nguyên để thêm một lần được trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.