Rộng cửa xuất khẩu, nhiều mặt hàng trái cây tăng giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2022, nhiều thị trường khó tính như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, New Zealand chính thức nhập khẩu nhiều loại trái cây tươi của Việt Nam như sầu riêng, chuối, khoai lang, bưởi, nhãn, thanh long, chanh dây… đã nhanh chóng đẩy giá cả của các mặt hàng này tăng cao từ trong nước. 

Theo ghi nhận của VnExpress, chuối bán tại nhà vườn Đồng Nai và các tỉnh phía Bắc đang ở mức 13.500-14.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với hai tháng trước. Giá sầu riêng ở Cái Bè (Tiền Giang) cũng dao động 80.000-85.000 đồng/kg, tăng 22% so với tháng 10 (lúc giá xuống thấp).

9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 591 nghìn tấn chuối sang Trung Quốc - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 591 nghìn tấn chuối sang Trung Quốc. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo báo cáo của các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng, giá thu mua sầu riêng giống Ri6, khổ hoa xanh, chuồng bò đều trên 80.000 đồng một kg, còn Monthong 95.000-100.000 đồng. Đối với sầu riêng loại 2 hoặc 3, giá bán để tiêu thụ nội địa khoảng 50.000 đồng một kg. 

Đặc biệt, vựa trái cây ở miền Tây đón nhận nhiều tin vui sau khi Việt Nam thuận lợi “chiếm” được niềm tin của các thị trường khó tính. Theo Báo Tuổi Trẻ, ngoài chuối và sầu riêng, các loại trái cây khác cũng có giá tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Hiện giá nhãn nằm ở mức trung bình khoảng 20.000 đồng/kg, đầu ra ổn định; xoài có giá bán dao động từ 20.000 - 80.000 đồng/kg…

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), xuất khẩu rau quả trong tháng 11 ước đạt 338 triệu USD, tăng 9% so với tháng trước và tăng đến 29% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng kim ngạch của 11 tháng đã vượt 3 tỉ USD, giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, điều quan trọng là thị trường đang mở rộng và đà tăng trưởng đã quay trở lại. Đáng chú ý nhiều thị trường lớn như Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan… vẫn tăng trưởng 2 con số.

Trao đổi với VnExpress, ông Đặng Phúc Nguyên-Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit)-cũng cho rằng có hai nguyên nhân chính giúp giá trái cây liên tục tăng cao là nhờ Trung Quốc mở cửa thị trường xuất khẩu và tăng nhập cho nhu cầu Tết. Đồng thời, Việt Nam vừa ký hàng loạt nghị định thư xuất khẩu sang nước này với các nông sản như chuối, sầu riêng khiến sức mua nông sản tăng mạnh. Ngoài ra, nguồn cung mặt hàng này trong nước giảm do ảnh hưởng thời tiết cũng khiến giá liên tục đi lên.

PHƯƠNG VI (theo Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VnExpress)

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.