Rau xanh rớt giá, nông dân “khóc ròng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá rau xanh liên tục tụt dốc khiến người trồng rau ở xã An Phú (TP. Pleiku) “khóc ròng”.

Hiện nay, giá nhiều loại rau như: tần ô, xà lách, rau muống, ngò ta, hành lá… chỉ còn 1.000 đồng/kg. Dù vậy, tại các vườn ở xã An Phú vẫn không có thương lái đến thu mua. Việc giá rau xuống quá thấp và khó tiêu thụ khiến nhiều nông dân chán nản. Họ bỏ mặc ruộng vườn hoặc tự tay phá bỏ những luống rau vẫn còn tươi tốt. Một số khác chỉ chăm sóc cầm chừng để đợi giá lên.

Khi chúng tôi đến thăm, ông Nguyễn Phi Hổ (thôn 7, xã An Phú) dùng máy cắt cỏ phá bỏ những luống rau đang xanh mướt. Ông cho biết: Giờ các loại rau này chỉ còn 1.000 đồng/kg nhưng thương lái cũng không hỏi mua. Giá quá thấp, không đủ bù chi phí thu hoạch, vận chuyển và tiền công chăm sóc nên ông buộc phải phá bỏ hàng tấn rau. Theo tính toán của ông Hổ, nếu rau không rớt giá thì với 1,7 sào ngò và tần ô, ông thu về tầm 9-10 triệu đồng.

“Xót lắm nhưng giờ chẳng biết làm sao. Tôi phá bỏ hết cho đất nghỉ ít hôm rồi trồng lại các loại rau, củ khác”-ông Hổ nói. Theo ông Hổ, sau Tết, giá hầu hết các loại rau đều giảm mạnh, nhiều người rơi vào cảnh lao đao. Nói rồi ông dẫn chúng tôi đến chỗ người dân nhổ bỏ đậu cô ve chất đống bên đường vì không đủ tiền trả công thu hái.

1-5046.jpg
Theo ông Nguyễn Phi Hổ (thôn 7, xã An Phú), nhiều hộ dân đã nhổ bỏ cây đậu cô ve chất đống bên đường vì không đủ tiền trả công thu hái. Ảnh: M.P

Cách đó không xa, chị Lê Thị Lệ (thôn 7, xã An Phú) đang nhờ mấy người hàng xóm nhổ cỏ vườn xà lách 2,7 sào mới xuống giống. Chị Lệ cho biết: Chị cố làm chỉ vì tiếc công và số giống đã gieo. Nếu giá rau không thay đổi thì tới ngày thu hoạch, tiền bán rau không đủ công chăm sóc. Khoảng 1 tháng trước, xà lách vẫn ổn định giá 5.000-7.000 đồng/kg nhưng không hiểu sao ra Tết tới nay giá liên tục rớt thê thảm. “Chúng tôi thức khuya, dậy sớm bỏ công chăm sóc nhưng đến lúc thu hoạch bán không đủ tiền phân, tiền giống”-chị Lệ cảm thán.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Hiệp-Chủ tịch UBND xã An Phú-thông tin: Toàn xã có khoảng 250 ha rau màu. Diện tích này chủ yếu được bà con chuyển đổi từ đất lúa sang trồng rau. Năm nay, giá rau giảm mạnh do thị trường các tỉnh miền Trung đang dư nguồn cung nên nhu cầu nhập rau từ Gia Lai giảm sút.

Để hỗ trợ người trồng rau, các hội, đoàn thể của xã đã vận động hỗ trợ một phần kinh phí sản xuất rồi huy động người tới thu hoạch, vận chuyển rau, củ tới cung cấp cho các đơn vị bộ đội đang thực hiện nhiệm vụ giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn dùng làm thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

null