Quý hiếm đóa hoa sen sinh đôi trông như "biến dị", giá 300.000 đồng/cành vẫn nhiều người chờ được mua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu như một bông sen quan âm, sen bách diệp, sen hồng... được rao bán với giá chỉ 5.000-10.000 đồng thì những bông hoa sen sinh đôi mang tên "Tịnh Đế" lại có giá lên tới 150.000-300.000 đồng/cành.

Khoảng một tháng trở lại đây, hoa sen tại miền Bắc nở rộ. Theo nhiều người đây là thời điểm xuất hiện nhiều loại hoa sen đẹp như: Sen nghìn cánh, sen bách diệp, sen quan âm, sen cung đình, sen tịnh đế...

 

 



Trong đó, sen tịnh đế là loại có giá đắt nhất, còn có tên gọi là sen sinh đôi gồm 2 hoa sen nở trên cùng một cuống. Ý nghĩa của “tịnh đế" là chung đế, chung cuống. Khi hoa nở, rụng cánh rồi phát triển thành đài sen cũng vẫn là 2 đài trên cùng một cành.

Loại sen này rất hiếm gặp nên được tiểu thương bán giá cao. Theo khảo sát, hiện nay trên thị trường, tùy bông xấu đẹp, nở đều hay lệch bông to nhỏ mà sen tịnh đế có giá từ 150.000-300.000 đồng/cành.

 

Sen tịnh đế trắng là một loại sen rất hiếm, được coi là một điềm lành và may mắn cho người sở hữu.
Sen tịnh đế trắng là một loại sen rất hiếm, được coi là một điềm lành và may mắn cho người sở hữu.



"Sen tịnh đế không phải là một loài sen, nó là hiện tượng dị biến trên hoa sen. Vì có thể tìm thấy loại sen này ở nhiều đầm khác nhau và trên các loài sen ta hay sen trắng", chị Hạnh, tiểu thương kinh doanh hoa tại Thanh Xuân, Hà Nội giải thích.

 

 


Theo chị, đây là loài sen rất hiếm gặp nên có giá cao. Đôi khi cả đầm sen hàng trăm ha mới tìm được 2, 3 bông sen tịnh đế và được coi là một điềm lành cho người sở hữu.

"Thông thường, người mua phải đặt trước và chờ đợi nhiều ngày bởi bông hoa tịnh đế này không có sẵn. Nhiều khi đặt trước cũng không thể có hàng bởi phụ thuộc vào đầm sen chứ không phải người bán", chị nói và cho biết mùa sen này mới bán được 2 cành giá 300.000/cành cho 2 khách đặt.


 

 


Tương tự, chị Kiều Oanh, đầu mối chuyên bán hoa online ở Hà Đông, Hà Nội cũng chia sẻ, loài sen này được coi là hiện tượng đặc biệt, hiếm gặp. Vì là sen dị biến mới tạo thành nên không có nhiều cũng không tìm được củ để trồng riêng. "Tùy đầm một mùa có thể có vài cành hoặc không có cành nào. Năm nay, tôi mới gặp được một cành nên để tặng chứ không bán", chị nói.

Với những người sành chơi sen, ai cũng hy vọng được gặp và sở hữu bông sen tịnh đế dù giá cao hơn nhiều so với các loại sen thông thường. Là một người thích chơi sen mỗi khi vào mùa, chị Mai Liên (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đã săn lùng 2 năm nay nhưng vẫn chưa được sở hữu loại sen đặc biệt này.

"Dù giá đắt nhưng không dễ sở hữu, phải dặn trước người bán từ đầu mùa. Nghe nhiều người nói sen tịnh đế có hương thơm hơn sen thường, nếu dùng để ướp trà, hương vị đọng lại hơn hẳn các loài sen khác", chị nói.

 

https://danviet.vn/quy-hiem-doa-hoa-sen-sinh-doi-trong-nhu-bien-di-gia-300000-dong-canh-van-nhieu-nguoi-cho-duoc-mua-20210621103221475.htm
 

Theo THANH THƯƠNG (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.