Quy định thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ: Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành; chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức dưới các hình thức Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo, Ban Công tác; có nhiệm vụ phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành. Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước; không có con dấu hình Quốc huy.

Đoàn kiểm tra cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp tại xã Chư Á (TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính

Đoàn kiểm tra cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp tại xã Chư Á (TP. Pleiku). Ảnh: Bá Bính

Quyết định nêu rõ, thành lập tổ chức phối hợp liên ngành khi giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những công việc liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ cần thiết phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ; khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của một bộ, cơ quan ngang bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.

Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ: nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành; chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.

Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.

Tại Quyết định, Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm: Cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành. Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương trở lên.

Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đứng đầu gồm: Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp phó là thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ của cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành. Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương.

Trường hợp cần thiết phải bố trí thành viên có chức danh, chức vụ thấp hơn quy định trên hoặc thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học để phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thì bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ cấu thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành. Quyết định nêu rõ, các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Quyết định cũng nêu rõ trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10-12-2023.

Có thể bạn quan tâm

Mua nhanh sắm vội

Mua nhanh sắm vội

Shoppertainment là danh từ được ghép từ shopper (người mua sắm) và entertainment (sự giải trí), theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, danh từ này để chỉ xu hướng “chốt đơn” trực tuyến của nhiều người, nhất là người tiêu dùng trẻ thông qua hoạt động giải trí.
Việt Nam chi 69,6 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu

Việt Nam chi 69,6 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu

(GLO)- Mặc dù là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới nhưng 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã chi 69,6 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu, trong đó Brazil, Campuchia, Indonesia là 3 thị trường cung cấp tiêu lớn nhất cho Việt Nam.
Lỗ hổng kéo dài

Lỗ hổng kéo dài

Lực lượng chức năng liên ngành hôm qua thông báo vừa phát hiện một kho hàng ở Hưng Yên, có tổng cộng 163.410 sản phẩm thiết bị thuốc lá điện tử các loại và 9.913 kg phụ kiện thuốc lá điện tử không đủ hóa đơn chứng từ.