Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 14-6, với 451 phiếu tán thành, chiếm tỷ lệ 92,61%, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ.

Với 9 chương, 61 điều, Luật Đo đạc và bản đồ quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản; hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; công trình hạ tầng đo đạc; thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ.

 

Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua một dự luật.
Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua một dự luật.

Luật áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ hoặc có hoạt động khác liên quan đến đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ Việt Nam.

Luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trong cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ trong cả nước và có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án về đo đạc và bản đồ.

Quy định về giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ gồm: Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép theo quy định của Chính phủ.

Mỗi tổ chức được cấp một giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho một hoặc một số nội dung kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép. Giấy phép có thời hạn tối thiểu là 5 năm và được gia hạn.

Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị thu hồi khi vi phạm một trong các trường hợp: tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giả mạo nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, không bảo đảm được các điều kiện theo quy định của Luật này và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019.

Tiếp đó, các đại biểu đã dành thời gian thảo luận về dự án Luật Chăn nuôi.

Phúc Hằng/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

(GLO)- Sáng 10-7, đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, kiểm tra và làm việc với hệ thống chính trị xã Bàu Cạn để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Trong khuôn khổ chuyến công tác tại các xã, phường khu vực phía Tây của tỉnh, chiều 9-7, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã dâng hoa trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên và dâng hương tại Nhà thờ Bác trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết (phường Pleiku, tỉnh Gia Lai)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

(GLO)- Sáng 9-7, tại phường Pleiku (tỉnh Gia Lai), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp nghe đại diện các sở, ngành báo cáo nội dung bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh làm việc tại cơ sở 2.

null