Quảng Ngãi: Ông nông dân sáng chế máy bóc vỏ cây keo, vèo một cái cả tấn cây keo đã "lấm lưng trắng bụng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là một nông dân thực thụ, không được đào tạo qua trường lớp chế tạo máy cơ khí nào, nhưng anh Trần Kim Hiệp ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại có nhiều ý tưởng, sáng chế độc đáo. Sáng chế máy bóc vỏ cây keo của anh được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân ở nông thôn.

Anh Trần Kim Hiệp, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) là một trong 68 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc của cả nước được vinh danh tại Lễ tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” năm 2020 tại thủ đô Hà Nội.

 

Anh Trần Kim Hiệp, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) được nhận bằng khen tại Lễ tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” năm 2020
Anh Trần Kim Hiệp, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) được nhận bằng khen tại Lễ tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” năm 2020



Với chiếc máy bóc, lột vỏ keo lưu động – là công trình sáng chế của anh Hiệp đã được ghi nhận và áp dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương; chiếc máy này cũng là sản phẩm đạt Giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 11 năm 2019.

Và năm 2020, anh Hiệp được các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi xét chọn là nông dân xuất sắc nhất của tỉnh được vinh danh tại Lễ tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ III năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp tổ chức.

Anh Hiệp cho biết: Bình Hải là xã bãi ngang ven biển, bên cạnh biển là đồi núi bao quanh, diện tích đất đồi núi bà con nông dân chủ yếu trồng cây keo.

Với diện tích trồng keo ở địa phương rất nhiều, khi đến thời điểm thu hoạch, nguồn lao động phổ thông không dồi dào, khả năng khai thác của sức con người có hạn.

Vì vậy, anh Hiệp đã nghiên cứu sáng tạo ra “Máy bóc, lột vỏ cây keo lưu động” nhằm để hạn chế sức lao động và tăng năng suất thu hoạch, giúp cho bà con nông dân tháo gỡ những khó khăn trong cuộc sống.

Do đó từ năm 2015, bản thân anh Hiệp đã bắt tay vào việc nghiên cứu và sáng chế “Máy bóc, lột vỏ keo lưu động” đến năm 2019 thì hoàn thành và được đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân ở địa phương.


 

 Anh Hiệp bên chiếc máy bóc, lột vỏ keo do anh sáng chế...
Anh Hiệp bên chiếc máy bóc, lột vỏ keo do anh sáng chế...


Được biết, chiếc Máy bóc, lột vỏ keo lưu động của anh Hiệp có thể thay thế cho 6-7 công lao động giỏi, với hiệu suất vượt trội của chiếc máy có thể bóc và lột vỏ cây keo nhanh và còn thay thế công vận chuyển đưa gỗ keo đã lột vỏ lên xe có trọng tải lớn để vận chuyển đến nhà máy.

Vì vậy mà chiếc máy đã tiết kiệm được chi phí thuê nhân công để thu hoạch keo rất lớn. Cụ thể trong 1 ngày, chỉ cần 1 lao động đứng điều khiển máy, tốn 5 - 6 lít dầu thì có thể bóc được 12 tấn keo.

Mỗi cây keo chỉ tốn khoảng 20 giây để hoàn thành tất cả công đoạn từ bóc vỏ đến đưa lên xe tải. Máy có thể bóc được tất cả các loại thân keo lớn, nhỏ, ngắn, dài hay cong, thẳng.

Chiếc máy được thiết kế như một chiếc xe lưu động kết hợp với hệ thống máy bóc, lột vỏ hoàn chỉnh; có một động cơ xăng 250cc để di chuyển và một động cơ dầu D8 để bóc vỏ.

Đặc biệt, chiếc máy có gầm xe cao hơn gầm xe tải, có Rônia nối hai bánh để vượt lầy. Vì vậy mà máy có thể đến được những địa hình dốc, núi đồi để khai thác keo hiệu quả.

Chiều dài của chiếc máy 3m20, ngang 1m62, cao 1m73, dầu từ tua móc 1600 vòng/phút chuyển qua Puly và nhông để chạy chậm lại rồi truyền động qua 7 cây cốt răng để đẩy khúc cây đi tới theo hình xoắn ốc. Nhông chạy chậm truyền động qua cây cốt có dao để lột vỏ đẩy vỏ xuống đất.

Ở tua cốt lột vỏ chạy nhanh hơn nhiều lần tua cốt đẩy, khi khúc cây được đẩy xoắn tròn qua hệ thống lột rồi ra ngoài nằm trên hai con lăn, lúc đó ta đưa khúc cây khác lên thì có hệ thống khúc cây đã lột ra cho hệ thống truyền động đẩy lên xe tải.

Chỉ cần 1 người vận hành máy 1 giờ là có hơn 1 tấn cây keo đã được bóc vỏ và được đưa lên xe tải. Do chạy bằng động cơ dầu D8 nên mỗi ngày máy chỉ tốn khoảng 5 đến 6 lít dầu, tính ra tiết kiệm sức lao động và tăng năng suất gần gấp 10 lần so với cách thu hoạch bằng sức người như trước đây.

 

Ngoài sáng chế máy bóc vỏ keo lưu động, anh Hiệp cũng đã nghiên cứu sáng chế nhiều sản phẩm khác như: máy chế tạo sản xuất gỗ mỹ nghệ (đã đạt giải 3 Hội thi sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ V); giải pháp Bẫy lồng tự động bắt chuột (đạt giải 3 Hội thi sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ VI – năm 2009); giải pháp lưỡi cưa đá ong cải tiến (đạt giải khuyến khích Hội thi sáng tạo Kỹ thuật lần thứ VII - 2011); giải pháp chế tạo túi hứng nước mưa để chống bão (đạt giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ VIII – năm 2013).

“Việc chế tạo ra những máy móc trên với mục đích chính không phải để kinh doanh, mua bán, mà là thỏa lòng đam mê và giúp ích cho người dân ở địa phương” – anh Hiệp chia sẻ.


https://danviet.vn/quang-ngai-ong-nong-dan-sang-che-may-lot-vo-cay-keo-veo-mot-cai-ca-tan-cay-keo-da-lam-lung-trang-bung-20210623113122591.htm

Theo Đồng Xuân (Hội ND tỉnh Quảng Ngãi/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.